Thứ Ba, Tháng Mười Hai 5, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiCác nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi một cách...

Các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi một cách chậm chạp

Viết bởi Cafeforexvn

Trong dữ liệu của ngân hàng thế giới (WB) đã cho thấy rằng sự phục hồi còn kéo dài đến năm 2023, những quan ngại và rủi ro cho các nền kinh tế mới nổi.

Các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi một cách chậm chạp

kinh tế 1
Các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi một cách chậm chạp

Xem thêm: Doanh thu ngành bán lẻ tại Mỹ giảm mạnh

Bất chấp sự lây lan nhanh chóng của biến thể Covid-19, cùng với lạm phát và những bất bình đẳng trong xã hội, sự giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm quá trình phục hồi trở nên chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. 

Trong tháng 06/2021, GDP của toàn cầu đã đạt mức tăng trưởng lên đến 5,5%/năm, dự đoán lần lượt giảm xuống 4,1% và 3,2% trong năm 2022 và 2023. GDP trung bình của các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng Euro liên tục giảm 0,4% và 0,2% trong năm 2021 và 2022.

Tại một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á đang được dự báo sẽ tiếp tục giảm 0,1%. Trong số đó có Trung Quốc, Brazil và Nga, các nước trong khu vực Thái Bình Dương cũng đang được dự đoán sẽ giảm hơn 0,2%. 

Trong báo cáo mới đây của World Bank, GDP của các nước này đã giảm đi đáng kể so với thời kỳ trước Covid-19, đồng thời mức tăng trưởng này không thể bù đắp nổi những thiệt hại đại dịch đã gây ra. 

Chẳng hạn khu vực Đông Á Thái Bình Dương sẽ bị giảm hơn 4% trong năm 2023, Nam Á sẽ giảm hơn 8%. Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã trở thành mối đe dọa của nhiều nơi, cùng đó là sự thiếu vaccine đã trở thành thách thức lớn của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, những rủi ro liên quan đến tài chính, lạm phát, chính sách tiền tệ ngày càng gia tăng.

Những chính sách liên tục thay đổi trong thời gian gần đây đã trở thành tác động lớn gây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của các dòng vốn. Trong một số trường hợp xung đột xảy ra cũng sẽ gây ra những vấn đề đứt gãy cho chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến lạm phát tăng khắp nơi. Đồng thời, sự biến đổi khí hậu cũng trở thành mối đe dọa cho các nước EMDE, dẫn đến những tình trạng nợ xấu đến mức báo động. 

Trong trường hợp những bất lợi này xảy ra cùng lúc hay cộng hưởng với nhau, có thể làm vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn, lạm phát tăng và chính sách tiền tệ lại thắt chặt hơn. Ngoài ra, rủi ro biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với các nước EMDE, khó khăn chồng chất khó khăn gây ra những rủi ro không thể tránh khỏi.

Sự khác biệt trong chính sách Mỹ và Trung Quốc 

Sự ảnh hưởng của hai nền kinh tế lớn này là không thể chối bỏ, bởi mỗi nước đều có những mục tiêu khác nhau để theo đuổi. Trước tình hình lạm phát của Mỹ đang vượt kế hoạch đã đặt ra đã khiến Fed phải nỗ lực trong việc điều chỉnh nhằm mục tiêu thắt chặt các chính sách tiền tệ, thúc đẩy việc tăng lãi suất và thực hiện giảm mua trái phiếu.

Trong khi đó, những chính sách hỗ trợ của nền kinh tế Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm khá lớn trên toàn cầu, trong đó có bơm tiền, giảm lãi suất. Nhiều chuyên gia phân tích tài chính nhận định rằng nếu không có những biện pháp cải thiện lãi suất sẽ gây ra những khó khăn lớn cho nền kinh tế nước này.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) lên kế hoạch thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với nhiều chính sách khác nhau, đặc biệt việc tăng nguồn cung tín dụng giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính quyền Trung Quốc đang giữ mức tăng ổn định là tầm 5% trong năm 2022, đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu sắp có nhiều chính sách linh hoạt từ Ngân hàng Trung ương.

Tóm lại, năm 2022 sẽ là một năm chung tay của nền kinh tế toàn cầu và cần có những cách giải quyết nhanh chóng hơn.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI