Báo cáo tài chính chính là bản báo cáo tóm tắt về tình hình tài sản, vốn sở hữu cũng như nợ phải trả, tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Vậy làm sao để đọc bản báo cáo này một cách chính xác? Trong bài viết này, Cafeforexvn sẽ hướng dẫn bạn cách đọc báo cáo tài chính một cách dễ hiểu nhất.
Báo Cáo Tài Chính Là Gì?
Báo cáo tài chính được viết tắt là BCTC là một hệ thống thông tin về tình hình kinh tế, tình hình tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó như tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…BCTC sẽ được trình bày theo một biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Theo pháp luật tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành hoặc thành phần kinh tế đều phải lập và công bố báo cáo tài chính. Nó có thể được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý hoặc cuối mỗi năm. BCTC cần phải trung thực, chuẩn xác, minh bạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục Đích Của Báo Cáo Tài Chính Là Gì?
Mục đích của báo cáo tài chính sẽ gồm những mục đích sau:
- BCTC cung cấp các thông tin như tình hình tài chính, các dòng tiền của một doanh nghiệp nào đó và tình hình kinh doanh đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của các nhà đầu tư
- BCTC sẽ cho bạn biết các thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, các khoản chi phí khác và mức thu nhập, lãi – lỗ theo tình hình kết quả kinh doanh cũng như các khoản thuế phải nộp cho nhà nước
Ngoài 2 mục đích chính trên thì BCTC còn phải giải trình được các chỉ tiêu đã phản ánh cũng như chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh như chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc ghi nhận hay phương pháp tính giá…

Nội Dung Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì?
Trên thực tế, nội dung của báo cáo tài chính sẽ gồm có 4 nội dung chính mà bạn nên biết và nắm rõ
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán hay báo cáo tài tình hình tài chính sẽ phản ánh chi tiết toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định cụ thể là thời điểm đang lập báo cáo.

Nội dung số liệu trên Bảng cân đối kế toán còn cho ta biết giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đó theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Mặt khác, thông qua Bảng cân đối kế toán ta có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ bảng kết quả kinh doanh đó sẽ cho ta cái nhìn tổng quan hơn về khả năng kinh tế của doanh nghiệp cho chủ sở hữu.

Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
Là một bản báo cáo tài chính doanh nghiệp nó phản ánh tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn thể hiện khả năng tạo ra tiền từ 3 hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và cuối cùng là hoạt động đầu tư.
Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính
Đây là phần sẽ giúp cho bạn nắm rõ các thông tin của các phần trước đó. Phần này có mục đích để phân tích chi tiết các số liệu đồng thời nó cũng là văn bản báo cáo kết của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bản thuyết minh này gồm 3 phần là
- Đặc điểm hoạt động doanh nghiệp đó
- Chính sách kế toán áp dụng của doanh nghiệp đó
- Các thông tin bổ sung cho các khoản cần chú ý

Hướng Dẫn Đọc Báo Cáo Tài Chính Chuẩn
Nếu bạn là một nhà đầu tư lâu năm sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào khi đọc một bản BCTC nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn mới giá nhập vào giới đầu tư ít nhiều cũng sẽ gặp một chút khó khăn trong việc cách xem báo cáo tài chính. Ngay dưới đây, Cafeforexvn sẽ hướng dẫn bạn cách đọc hiểu báo cáo tài chính chuẩn.
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chứng Khoán
Cách đọc báo cáo tài chính chứng khoán là cách để các nhà đầu tư hiểu và đưa ra cho mình một quyết định đúng đắn trước khi bắt tay đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Để đọc được bản báo cáo này bạn cần biết cách đọc bảng cân đối kế toán chứng khoán, đọc báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán và đọc được báo cáo lưu chuyển tiền tệ chứng khoán.

Xem thêm: Chỉ số chứng khoáng là gì? Tìm hiểu các chỉ số chúng khoán thế giới
Bước 1: Đọc bảng cân đối kế toán chứng khoán
Muốn hiểu cách đọc báo cáo tài chính đầu tiền bạn phải hiểu bảng cân đối kế toán. Bảng này sẽ phản ánh tổng quan tình hình tài sản của doanh nghiệp đó theo giá trị và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Khi bạn đã hiểu được bảng này bạn sẽ hiểu được ý nghĩa các con số. Tại bảng cân đối kế toán sẽ có phần tài sản và nguồn vốn, trong đó:
Tổng tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn |
Bước 2: Đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh chứng khoán
Nội dung trong phần báo cáo này sẽ cho bạn biết tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, nó sẽ cho bạn biết khả năng sinh lời và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong phần này, bạn cần quan tâm đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trong đó:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí |
Lưu ý: Một doanh nghiệp có doanh thu cao chưa chắc lợi nhuận sẽ cao nhé vì nó còn phụ thuộc vào mức chi phí bỏ ra.
Bước 3: Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ chứng khoán
Tại phần này, bạn sẽ biết được sự thay đổi tài sản thuần và tài chính của doanh nghiệp đó, điều này có nghĩa là bạn sẽ hiểu được khả năng chuyển đổi tài sản và khả năng thanh toán cũng như khả năng tạo ra dòng tiền từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Nguyên tắc của báo cáo này là:
Tiền đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ |
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp
Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp trải qua 5 bước.

Bước 1: Bạn nên xem ý kiến của kiểm toán viên
Đây là mục cực kỳ quan trọng và mục đầu tiên bạn cần phải chú ý bởi các số liệu được ghi ở bản báo cáo sẽ không có ý nghĩa gì nếu như kiểm toán viên chưa xác nhận độ trung thực của những thông tin đó.
Trong mục này sẽ có 4 mức độ đánh giá để xác định tính trung thực của 1 báo cáo là:
- Chấp nhận toàn phần: Điều này có nghĩa là tính trung thực của báo cáo tốt, có thể tin tưởng sử dụng
- Ngoại trừ
- Không chấp nhận: Báo cáo cần được điều chỉnh lại
- Từ chối: Điều này có nghĩa là các thông tin trong báo cáo bạn không nên tin tưởng
Bước 2: Đọc bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Đây là số liệu quan trọng thứ 2 bạn cần chú ý bởi bảng này sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp đó tại một thời điểm nào đó đã được xác định.
Tại bảng cân đối kế toán sẽ có 2 phần là: Tài sản và nguồn vốn. Trong đó:
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả |
- Tài sản là những gì thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra lợi ích về kinh tế gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
- Nợ phải trả cũng như vốn sở hữu là những khoản nằm trong nguồn vốn, nó phản ánh nguồn hình thành nên tài sản đó. Tương tự như tài sản, nợ phải trả cũng gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Vốn chủ sở hữu gồm lợi nhuận chưa phân phối, vốn góp chủ sở hữu và các loại quỹ.
- Tóm lại: Mức chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chính là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.
Bước 3: Đọc hiểu bảng cân đối kế toán
Sau khi đã hiểu về bảng cân đối kế toán bạn cần biết cách để đọc được chúng:
- Bạn cần liệt kê xem bảng đó có những khoản mục lớn
- Tính toán tỷ trọng của các mục và xác định sự thay đổi của chúng tại thời điểm báo cáo
- Ghi chú lại những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn hoặc có sự thay đổi giá trị lớn
Sau khi đã thực hiện các bước trên bạn sẽ biết được tài sản doanh nghiệp đang tập trung ở những khoản nào.
Bước 4: Đọc báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả là mục mà doanh nghiệp sẽ tổng kết lại doanh thu và chi phí hoạt động trong kỳ. Công thức chung tính ở mục này là:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí |
Tại phần báo cáo này, sẽ chia ra làm 3 mảng là:
- Hoạt động kinh doanh tài chính gồm doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí bán và chi phí quản lý. Từ hoạt động này bạn có thể tính toán tỉ số biên lợi nhuận gộp theo công thức:
Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần |
Sau khi đã nắm được tỷ số lợi nhuận thu được nếu chỉ số đó được doanh nghiệp duy trì ổn định thì tức là doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh tốt.
- Hoạt động tài chính gồm doanh thu tài chính, chi phí tài chính (phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá). Để xác định lợi nhuận thuần, bạn tính theo công thức:
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu – chi phí tài chính – chi phí bán hàng, quản lý |
- Hoạt động khác: Đây là những hoạt động chiếm tỷ trọng nhỏ gồm các khoản thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác
Từ những nguồn thông tin trên, bạn có thể tính được lợi nhuận trước thuế theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận khác + Lợi nhuận thuần |
Muốn tính lợi nhuận sau thuế, bạn áp dụng công thức:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp |
Bước 5: Đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho bạn biết doanh nghiệp đó thực sự kiếm được bao nhiêu cũng như tiêu bao nhiêu tiền trong 1 khoản thời gian nhất định. Đọc hiểu được phần này sẽ giúp bạn tránh được rủi ro khi các báo cáo lợi nhuận tưởng tốt đẹp nhưng không bền vững.
Phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm 3 phần chính là:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền xuất hiện trong quá trình doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng và sẽ có phát sinh gọi là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, đây là dòng tiền do doanh nghiệp làm ra, không phải tiền do huy động vốn và vay nợ.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đây là dòng tiền liên quan đến đầu tư, hoạt động mua sắm hay thanh lý…
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Đây là dòng tiền liên quan đến việc tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu và khoản vay nợ của doanh nghiệp
Lưu ý:
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền được thể hiện:
- Dưới dạng số âm kèm từ “tiền chi đề…” hay “đã trả…” là dòng tiền ra
- Dưới dạng số dương kèm từ “tiền thu từ…” hay “nhận được…” là dòng tiền vào
Khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ bạn cũng cần phải lưu ý đến 1 số vấn đề sau:
- Bạn cần quan tâm đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh vì nó phản ánh khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp đó.
- Tiền và các khoản tương đương có thể sẽ giảm so với các kỳ trước nhưng điều này không có nghĩa là xấu khi doanh nghiệp đó đã thanh toán các khoản vay của mình.
- Nếu doanh nghiệp đó chi trả cổ tức bằng tiền ổn định hàng năm thì có thể đánh giá doanh nghiệp đó có dòng tiền và lợi nhuận có tính trung thực cao.
Bước 6: Thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phần này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về các số liệu ở các phần trước đó. Tại phần này bạn cần quan tâm vào những mục sau:
- Đặc điểm của hoạt động kinh doanh đó
- Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ được dùng trong kế toán
- Các chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách
- Những thông tin bổ sung
Để đọc hiểu được phần này, bạn cần chia chúng thành 2 phần là:
- Phần tìm hiểu về doanh nghiệp gồm các nội dung: đặc điểm, kỳ kế toán, chuẩn mực và các chính sách
- Phần thuyết minh về các khoản mục: Ở phần này bạn cần thuyết minh những thông tin mà mình đã ghi chú để tìm ra được lý do của sự thay đổi đó.
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Của Ngân Hàng
Cũng giống như cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp, cách đọc các báo cáo này cũng gồm các bước.

Bước 1: Đọc bảng cân đối kế toán ngân hàng
Để đọc hiểu được chúng, bạn cần chú ý đến mục tài sản ngân hàng. Mục này gồm các loại tiền mặt tại các quỹ, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và tiền gửi tại ngân hàng nhà nước. Mặt khác, đây là mục có tính thanh khoản cao nhất trong toàn bộ khối tài sản của ngân hàng. Mục này được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý ngân hàng về yêu cầu vay vốn rút tiền, các yêu cầu khác.
Bước 2: Đọc báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng
Khác với cách đọc báo cáo tài chính, để đọc được báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng, bạn cần chú ý đến những chỉ tiêu sau:
- Thu nhập thuần từ lãi: Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng số thu được từ lãi và các khoản thu nhập tương tự của ngân hàng sau khi đã trừ đi chi phí lãi
- Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: Là khoản thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, đã trừ đi các khoản chi
- Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và đầu tư
- Thu nhập từ các khoản hoạt động khác
- Chi phí dự phòng: Đây là khoản tiền chi cho các công tác phòng ngừa các rủi ro
- Lợi nhuận trước thuế: Phản ánh toàn bộ lợi nhuận trong các kỳ báo cáo
- Thuế thu nhập phải nộp: Là chỉ tiêu thể hiện số thuế thu nhập mà ngân hàng đó phải nộp
- Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận thuần từ các hoạt động của ngân hàng sau khi đã trừ đi thuế thu nhập phải nộp.

Bước 3: Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngân hàng
Tại mục này, bạn chú ý đến các điểm sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Nó thể hiện các dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến các hoạt động như vay, cho vay hay nhận gửi…
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Là dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư như đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng…
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Là dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính như nghiệp vụ tăng, giảm vốn hay góp vốn…
Bước 4: Đọc thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng
Khi đọc thuyết minh bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Báo cáo tình hình tăng – giảm tài sản cố định: Nó sẽ cho bạn biết được tình hình biến động của loại tài sản cố định trong kỳ
- Báo cáo tình hình tăng – giảm nguồn vốn: Nó sẽ cho bạn biết sự biến động về quy mô của nguồn vốn mà ngân hàng đó đã huy động và sử dụng
- Báo cáo tài sản và công nợ theo thời gian đáo hạn: Nó sẽ cho bạn biết chi tiết từng loại sản phẩm và công nợ của ngân hàng đó theo thời gian đáo hạn để có thể tránh những tình huống xấu bất ngờ có thể xảy ra.
Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính

Theo Điều 6 Thông tư 202/2014/TT – BTC quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính như sau:
- Với BCTC hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trong đó, công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp BCTC hợp nhất năm và công khai theo quy định về luật chứng khoán.
- Với BCTC hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định về luật chứng khoán.
- Thời hạn nộp báo cáo quý là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ và tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
- Với doanh nghiệp tư nhân và hợp danh phải nộp BCTC chậm nhất là 30 ngày, các đơn vị khác là 90 ngày
- Với các đơn vị trực thuộc sẽ nộp BCTC theo thời hạn quy định
Như vậy, thời hạn nộp báo cáo là 90 ngày đối với BCTC năm và 45 ngày đối với BCTC giữa năm.
Lưu Ý Khi Đọc Báo Cáo Tài Chính
Ngoài lưu ý trong cách đọc báo cáo tài chính, để xác minh tính trung thực của bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp nào đó, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Dấu hiệu này cho biết doanh nghiệp đó đang sử dụng nhiều nợ hơn, nếu tỷ lệ này lớn 100% tức là doanh nghiệp đó đang trong tình trạng báo động. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng cách lấy lợi nhuận chia cho lãi vay. Trong trường hợp nó nhỏ hơn 5 thì cần chú ý thêm về năng lực hoạt động của doanh nghiệp đó.
Doanh thu giảm qua các năm
Nếu trong báo cáo của doanh nghiệp đó mà doanh thu bị giảm qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh không tốt và cần có một chiến lược tốt hơn để cải thiện kết quả kinh doanh của mình.
Chi phí trên bảng cân đối kế toán bất thường
Nếu bạn thấy chi phí trên bảng này có dấu hiệu bất thường bạn cần tìm hiểu xem lý do tại sao cũng như dự đoán xem khoản mục đó có xuất hiện trong tương lai nữa không.
Liên tục phát hành cổ phiếu
Thực tế, khi phát hành quá nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ khiến cho cổ phần bị loãng nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp liên tục phát hành cổ phiếu thì giá trị của doanh nghiệp đó sẽ bị loãng.

Giảm biên lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp đó giảm biên lợi nhuận thì bạn cần phải xem xét kỹ hơn bởi nó là thước đo mức độ sinh lời của doanh nghiệp đó. Mặt khác, nó phản ánh chi phí sản xuất trực tiếp và biên lợi nhuận cần đủ để đáp ứng các chi phí hoạt động như phí nợ.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến BCTC cũng như cách đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất. Hy vọng nội dung bài viết mà Cafeforexvn chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.
Nhiều khi có bảng báo cáo tài chính tiện lợi, đỡ tổn thời gian với dễ kiểm tra tài chính hơn
Đúng á ban ơi. Có bảng báo cáo tài chính tiện ghê nhiều khi trên văn phòng làm k kịp chạy về nhà lên máy tính làm là xong ngay
Làm báo cáo tài chính trên máy tính còn nhanh hơn nữa. Trên đó lỡ sai gì sửa nhanh nên khuyến khích chị em nên làm bằng máy tính nahaa
Báo cáo tài chính nói thì dễ chứ làm ko dễ đâu nha. Nhiều khi làm sai, hay bấm sai số là xong lun đó
Bạn giống mình á. Có hôm sếp kêu làm báo cáo tài chính mà lỡ sai xong bị sếp là quá trời :(((((((
Khuyên mng là hãy làm một bảng báo cáo tài chính nhé vì nó thực sự rất ok trong công việc nó hong mất nhiều tgian của mấy bạn đâu