Chỉ số chứng khoán là gì? Là cái mà tất cả các nhà đầu tư cần tìm hiểu trước khi tham gia vào thị trường tài chính. Bởi khi đã nắm rõ các chỉ số trên sàn giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ được đảm bảo về tính hiệu quả trong quá trình đầu tư của mình. Vậy chỉ số chứng khoán là gì? Ưu và nhược điểm của chỉ số như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật những vấn đề liên quan tới chỉ số chứng khoán trong bài viết dưới đây nhé.
Chỉ Số Chứng Khoán Là Gì?
Nói một cách dễ hiểu thì chỉ số chứng khoán là chỉ số thể hiện giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng khoán. Nhóm cổ phiếu này không có giới hạn về số lượng và loại cổ phiếu. Chúng được nhóm lại với nhau để có thể giao dịch như một công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các cổ phiếu khi được nhóm phải tuân thủ theo một số nguyên tắc. Như: Phải cùng một sở giao dịch, cùng ngành hoạt động, cùng ngành kinh doanh và có cùng mức vốn hoá trên thị trường…
Các Chỉ Số Cơ Bản Khi Đầu Tư Chứng Khoán Thông Dụng Hiện Nay
Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần nắm được những chỉ số chứng khoán nổi bật. Cũng như những chỉ số đang được cộng đồng trader quan tâm nhất hiện nay. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận những công cụ đầu tư chất lượng cao nhất để sinh lời hiệu quả.

Dưới đây là những chỉ số chứng khoán tại Việt Nam và thế giới mà các nhà đầu tư cần nắm được khi bắt đầu tham gia vào thị trường.
Chỉ Số Chứng Khoán Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 3 chỉ số chứng khoán lớn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và phát triển là HNX30, VN30…. Đây là những chỉ số được khuyến nghị đến các trader để tìm hiểu sau khi đã nắm giữ được cách chơi chứng khoán cơ bản.
Chỉ Số VN30

Đây là một chỉ số chứng khoán mới nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với hơn 30 doanh nghiệp đứng đầu đã có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Hầu hết các doanh nghiệp có trong chỉ số VN30 đều có tính thanh khoản và giá trị vốn hoá cao nhất trên thị trường. Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ dựa trên tổng giá trị vốn hoá thị trường VN-Index của VN30 đang chiếm hơn 80%.
Chỉ Số HNX30

HNX30 hiện đang nằm trong top 30 các cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường tài chính Việt Nam. Chỉ số HNX30 chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/7/2012 theo phương pháp vốn hoá thị trường và có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng.
Chỉ Số Chứng Khoán Thế Giới
Dưới đây là danh sách các chỉ số lớn hàng đầu trên thế giới. Đã được chúng tôi tổng hợp và phân loại theo từng thị trường và từng khu vực.
Chỉ Số Chứng Khoán Mỹ

- Chỉ số S&P 500: là chỉ số được xác định bởi 500 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ.
- Chỉ số DJIA: là chỉ số được tính dựa trên 30 doanh nghiệp lớn hơn tất cả các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ.
- Chỉ số Nasdaq-100: Đây là chỉ số được xác định bởi danh sách hơn 100 công ty lớn trên sàn giao dịch Nasdaq. Tuy nhiên, trong đó không bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.
Chỉ Số Chứng Khoán Khu Vực Châu Á

- Chỉ số Nikkei 225: Là chỉ số chứng khoán được tạo thành từ 225 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn nhất tại thị trường chứng khoán Nhật Bản.
- Chỉ số Hang Seng Index: chỉ số này được kết hợp bởi 50 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường tài chính Hồng Kông. Với tổng giá trị vốn hóa của thị trường này lên đến 58%.
Chỉ Số Chứng Khoán Tại Khu Vực Châu Âu

- Chỉ số FTSE 100 Index: Chỉ số này được cấu thành bởi 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá cao nhất. Đồng thời được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán London. Với hơn 81% tổng giá trị vốn hóa trên thị trường.
- Chỉ số CAC 40: Đây là loại chỉ số chứng khoán được cấu thành từ hơn 40 doanh nghiệp có trị vốn hoá lớn nhất tại EuroNext tại thị trường chứng khoán Pháp.
- Chỉ số DAX: Được cấu thành bởi 30 mã cổ phiếu Blue Chip trên sàn giao dịch Frankfurt.
- Chỉ số EURO 50: Được xác định theo danh sách 50 mã cổ phiếu có giá trị vốn hoá và thanh khoản cao nhất tại Eurozone. Ngoài ra, chỉ số này còn được tính toán bởi công ty Stoxx.
Các Indicator Cơ Bản Trong Thị Trường Chứng Khoán
Hiểu được tầm quan trọng của chỉ báo kỹ thuật trong việc đầu tư chứng khoán. Nên các nhà đầu tư phải thường xuyên tìm kiếm những dạng chỉ báo kỹ thuật mới và có hiệu quả cao để có thể đón đầu xu hướng.
Dưới đây là một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất mà các trader nên tham khảo:
Chỉ Báo Xu Hướng

Chỉ báo xu hướng còn được gọi là trend indicator. Đây là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định chiều biến động của giá cả trên thị trường. Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo này để tìm ra xu hướng hay mức trung bình về giá và đo lường mức độ biến động của giá. Từ đó, nhà giao dịch có thể đưa ra những chiến lược mới để tối ưu hoá lợi nhuận.
Dưới đây là một số loại chỉ báo xu hướng phổ biến nhất hiện nay:
Chỉ Báo Moving Average – MA
Moving Average là loại chỉ báo cơ bản nhất. Nhưng cũng được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích kỹ thuật. Chỉ báo này thường thông báo cho các nhà đầu tư tín hiệu xu hướng giảm hay đi ngang. Bên cạnh đó, chỉ báo MA còn thông báo cho các trader biết được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khi thị trường có xu hướng.

Hiện tại, đường MA được phân chia thành 3 đường chính là:
- SMA: Đường trung bình trượt đơn giản.
- EMA: Đường trung bình trượt hàm mũ.
- WMA: Đường trung bình trượt có trọng số.
Ngoài ra, chu kỳ 20, 50, 100 và 200 đều là những chu kỳ được các trader sử dụng nhiều nhất khi dùng chỉ báo MA.
Chỉ Báo ADX
Chỉ báo ADX giúp các trader đo cường độ mạnh yếu của xu hướng. Chính vì thế mà chỉ báo ADX được coi là một chỉ báo tương đối toàn diện. Chỉ báo này được tính toán dựa trên mức trung bình giao động của giá cả trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo ADX có 3 thành phần chính với những nhiệm vụ như sau:
- ADX: có biên độ dao động từ 0-100 để xác định độ mạnh yếu của xu hướng thị trường.
- +DI và -DI: có nhiệm vụ tìm ra xu hướng của thị trường.
Chỉ Báo Parabolic SAR
Chỉ báo Parabolic SAR có hình dạng parabol và thường được ứng dụng để xác định điểm kết thúc của một xu hướng cũ. Đồng thời đánh dấu giai đoạn đảo chiều của bất kỳ một xu hướng mới nào đó.

Ngoài ra, chỉ báo này còn có một số chức năng cơ bản khác. Như: Xác định xu hướng thị trường hiện tại, xác định thời điểm vào lệnh và thoát lệnh một cách hợp lý hơn. Với các chức này nhà giao dịch có thể sử dụng Parabolic SAR để kết hợp với nhiều công cụ khác để quá trình giao dịch được hiệu quả hơn.
Chỉ Báo Ichimoku
Có thể nói, Ichimoku là một trong những chỉ báo có nhiều chức năng nhất và cũng được nhiều nhà đầu tư ưu ái lựa chọn. Chỉ báo Ichimoku có thể sử dụng hoàn toàn độc lập mà không cần phải kết hợp với bất kỳ một chỉ báo nào khác.

Một số chức năng chính của chỉ báo Ichimoku có thể kể đến như:
- Xác định tốt xu hướng của thị trường nhờ tính chất của các đường trung bình.
- Có nhiệm vụ trở thành các ngưỡng hỗ trợ cũng như kháng cự mạnh.
- Có khả năng xác định động lực của xu hướng.
- Đưa ra các tín hiệu các định các điểm vào lệnh và thoát lệnh một cách hợp lý.
Với những tính năng vượt trội này, chỉ báo Ichimoku được coi là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà giao dịch đưa ra được lựa chọn đúng đắn nhất.
Chỉ Báo Động Lượng
Chỉ báo động lượng chính là một công cụ giúp các người mua hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thị trường. Từ đó, có căn cứ đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Một số chỉ báo động lượng đang được nhiều nhà giao dịch quan tâm nhất hiện nay như:
Chỉ Báo MACD

MACD là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Moving Average Convergence/Divergence (có nghĩa là đường trung bình động hội tụ phân kỳ). Đây là một trong những chỉ báo có thể miêu tả được giá trị mà nó tạo ra như chính cái tên của nó. Tức là chỉ báo MACD sẽ cung cấp cho mọi người thấy những tín hiệu. Như: Điểm phân kỳ, hội tụ, động lượng của giá cũng như xác định được xu hướng của giá.
Chỉ Báo RSI
Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI chính là một thước đo cho sự thay đổi giá cũng như tốc độ thay đổi của thị trường. Chỉ báo RSI này thường dao động trong khoảng từ 0-100. Theo đó, mỗi mốc sẽ thông báo một tín hiệu khác nhau. Cụ thể:

- Nếu giá trị RSI trên 50 sẽ cho thấy động lượng đang có xu hướng tăng.
- Nếu giá trị RSI từ 70 trở lên chính là chỉ số cho thấy tình trạng quá mua.
- Ngược lại, chỉ số RSI ở dưới mức 50 là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường này đang trên đà lao dốc mạnh.
- Chỉ số RSI dưới 30 là tín hiệu thể hiện tình trạng quá bán.
Nhờ những chỉ số RSI này các nhà giao dịch có thể cân nhắc và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Chỉ Báo Stochastic Oscillator
Chỉ báo Stochastic Oscillator giúp nhà giao dịch so sáng mức giá đóng cửa của 1 phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì Stochastic có tác dụng đo lường động lượng của giá.

Nếu giá tăng thì giá đóng cửa sẽ tiến dần đến biên trên, nhưng nếu giá giảm thì giá đóng của sẽ tiến gần đến biên dưới.
Dựa vào những yếu tố trên các nhà giao dịch sẽ biết được khi nào nên vào lệnh và khi nào nên thoát lệnh. Cũng như khi nào có thể tìm được điểm cắt lỗ và chốt lời hợp lý.
Chỉ Báo CCI
Chỉ báo CCI có tên gọi khác là chỉ số kênh hàng hoá đóng vai trò là chỉ báo nhanh. Ban đầu chỉ báo này được sử dụng để phân tích hàng hoá. Nhưng đến thời điểm hiện tại nó đã được sử dụng đa dạng trên các thị trường.

CCI còn là bộ giao động quang trục 0 thông báo cho các nhà đầu tín hiệu thị trường đang ở trong giai đoạn quá mua hay quá bán. Dựa vào chỉ báo này các nhà đầu tư cũng có thể xác định được sức mạnh của xu hướng trên thị trường.
Chỉ Báo Momentum

Chỉ báo Momentum là chỉ báo sức mạnh của xu hướng. Theo đó, Momentum có chức năng đo lường tốc độ thay đổi của giá. Cũng như sức mạnh đằng sau xu hướng của thị trường hiện tại. Dựa vào đó, mọi người có thể biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều. Đồng thời, đưa ra được quyết định giao dịch chính xác hơn.
Chỉ Báo Đo Lường Biến Động
Chỉ báo đo lường biến động chính là thước đo tiêu chuẩn giúp các trader xác định được sự biến động của các loại tiền tệ một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, các nhà giao dịch còn có thể tận dụng những thông tin quan trọng này để tìm kiếm cho mình một cơ hội giao dịch với mức lợi nhuận cao.
Một số chỉ báo đo lường biến động mà các nhà giao dịch đặc biệt quan tâm trên thị trường chứng khoán như:
Chỉ Báo Bollinger Bands

Bollinger Bands được đánh giá là chỉ báo hiệu quả nhất trong việc đo lường biến động giá trên thị trường. Chỉ báo Bollinger Bands có 3 dải band được hình thành từ đường SMA 20 và độ lệch chuẩn giá. Khi thị trường hoạt động mạnh các dải band sẽ mở rộng. Ngược lại, nó sẽ thu hẹp khi thị trường đi ngang. Với những đặc điểm ưu việt này các nhà giao dịch có thể tìm được điểm ra vào lệnh hợp một cách hợp lý nhất.
Chỉ Báo ATR

Chỉ báo ATR là tên gọi viết tắt của cụm từ Average True Range và có nghĩa là khoảng dao động thực tế trung bình. Trước đây, chỉ báo này được sử rất nhiều trong việc phân tích hàng hoá. Nhưng đến nay nó lại được mọi người sử dụng trong đầu tư tài chính và chứng khoán ưa chuộng.
Lưu ý: Chỉ báo ATR không có tác dụng trong việc xác định xu hướng. Mà nó thường được các nhà giao dịch dùng để tìm ra điểm quá mua và quá bán. Thậm chí, nó còn có thể tìm ra điểm vào lệnh và thoát lệnh tốt nhất.
Chỉ Báo Khối Lượng
Không chỉ có các tín hiệu về giá mà khối lượng giao dịch cũng có thể cho thấy được xu hướng của thị trường. Chính vì vậy, các nhà giao dịch nên quan tâm đến các chỉ báo khối lượng này. Một số chỉ báo khối lượng đang được các trader ưu tiên lựa chọn là:
Chỉ Báo MFI

Chỉ báo MFI có tên gọi đầy đủ là Money Flow Index (có nghĩa là chỉ báo dòng tiền). Tức là MFI sẽ được dùng để đo sức mạnh của dòng tiền đối với các cặp tiền tệ, cổ phiếu và hàng hoá. Chỉ báo MFI thường dao động từ 0-100. Vì vậy, các nhà giao dịch có thể dựa vào đó để xác định quá mua và quá bán của thị trường.
Chỉ Báo OBV

Chỉ báo OVB có tên gọi khác chỉ báo khối lượng cân bằng. Chỉ báo này được rất nhiều nhà giao dịch lựa chọn và sử dụng để xác định áp lực mua và bán trên thị trường. Bên cạnh đó, OBV còn được đánh giá là một trong những chỉ báo dự đoán tương lai chính xác nhất hiện nay. Chỉ báo OBV còn có tính lũy kế.
Do đó, nếu giá tăng thì khối lượng của phiên đó sẽ được cộng thêm chỉ số OBV. Và ngược lại, nếu giá giảm thì chỉ số OBV sẽ được trừ đi khối lượng trong phiên giao dịch đó.
Chỉ Báo A/D

Chỉ báo A/D là chỉ báo phân phối và tích luỹ. Đồng thời, cũng là một công cụ giúp mọi người có thể xác định được trạng thái phân phối và tích luỹ của khối lượng giao dịch. Ngoài ra, chỉ báo AD còn phản ánh dòng luân chuyển tiền tệ khi ra vào thị trường. Chính vì thế mà chỉ báo AD được xem là bằng chứng tin cậy để xác định xu hướng giá. Cũng như xu hướng đảo chiều của giá cả trên thị trường.
Bảng Chỉ Số Chứng Khoán Thế Giới Hôm Nay
Dưới đây là các chỉ số chứng khoán quan trọng mà các nhà giao dịch cần phải có thể tham khảo và nghiên cứu để quá trình đầu tư đạt hiệu quả cao:
Ưu Nhược Điểm Của Chỉ Số Chứng Khoán
Đến đây chắc hẳn các nhà đầu tư đã nắm được thông tin về chỉ số chứng khoán là gì rồi đúng không? Cũng như biết được các chỉ số chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam và Quốc tế. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem chúng có ưu nhược điểm như thế nào. Để hiểu rõ hơn về chỉ số chứng khoán cũng như mở ra những cơ hội đầu tư sinh lời tốt trong tương lai.

Ưu điểm
Tỷ Suất Sinh Lời Cao Và Rủi Ro Thấp
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính. Đầu tư chứng khoán mang lại hiệu quả với mức lãi suất đều đặn sau thời điểm điều chỉnh lạm phát. Hơn nữa, mức lãi suất từ những giao dịch chỉ số chứng khoán cao hơn so với mức lãi suất khi gửi ngân hàng sau lạm phát.
Tiết Kiệm Thời Gian – Hiệu Quả Cao

Thông thường, các chỉ số chứng khoán sẽ lựa chọn những doanh nghiệp lớn và có tình hình tài chính ổn định. Điều này giúp các nhà đầu tư chứng khoán chưa có kinh nghiệm tiết kiệm thời gian cho việc phân tích hơn. Hơn nữa, đây cũng là một hình thức đầu tư chứng khoán mang lại hiệu quả nhất mà mọi người có thể tham khảo.
Danh Mục Đầu Tư Đa Dạng
Như các bạn đã biết, chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi ít nhất 30 đến 100 doanh nghiệp. Cùng với đó là sự biến động giá của các cổ phiếu riêng lẻ cấu thành nên sự biến động của chúng.

Do đó, nếu một chỉ số chứng khoán nào có chiều hướng giảm thì vẫn có những cổ phiếu khác có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, mức độ biến động của các chỉ số sẽ nhỏ hơn rất nhiều. So với sự biến động của từng cổ phiếu riêng lẻ.
Từ đó có thể kết luận rằng, mức độ rủi ro khi đầu tư vào các chỉ số chứng khoán tương đối thấp. Những nhà đầu tư nào thích phong cách đầu tư thụ động thì có lẽ đây chính là một công cụ đầu tư tuyệt vời nhất.
Nhược Điểm
Mặc dù mang lại rất tiện ích cho nhà giao dịch. Nhưng chỉ số chứng khoán vẫn có một số nhược điểm cần khắc phục như:
Tốc Độ Sinh Lời Không Nhanh Chóng

Trên thị trường đầu tư tài chính lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Những giao dịch có mức độ rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời lại càng lớn. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán được coi là một hình thức đầu tư an toàn. Nên các nhà đầu tư không thể kỳ vọng mức lợi nhuận lớn như những hình thức đầu tư khác.
Rủi Ro Lỗ Vốn

Đầu tư các chỉ số chứng khoán cũng sẽ có rủi ro nhưng ở mức độ nhiều hay ít thì còn phụ thuộc vào từng thị trường. Hơn nữa, chúng lại là một tài sản đầu tư bị chi phối bởi tình hình kinh tế. Nên nếu tình hình kinh tế có chiều hướng xấu thì khả năng thua lỗ tương đối cao. Tuy nhiên, khả năng mất hoàn toàn vốn là rất khó xảy ra.
Không Thể Giao Dịch Theo Thời Gian Thực

Đầu tư chứng khoán hay đầu tư bất kỳ một sản phẩm nào khác đều khác với việc đầu tư cổ phiếu là không thể giao dịch theo thời gian thực. Bởi nguyên tắc của chúng là giao dịch với mức giá cơ sở được xác định duy nhất một lần trong ngày. Hơn nữa, việc đầu tư chỉ số chứng khoán cũng không thể nhận được cổ tức hay bất kỳ một ưu đãi nào khác như khi đầu tư cổ phiếu.
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Chứng Khoán
Có thể nói, các chỉ số chứng khoán có ý nghĩa rất to lớn đối với các chuyên gia phân tích kinh tế, các nhà giao dịch và chính trị gia trong việc phân tích. Cũng như đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn. Thì chỉ số chứng khoán là một công cụ giúp các nhà giao dịch dễ dàng phân tích, đánh giá tình hình hoạt động. Hay giá trị tài sản của một nhóm các công ty. Bên cạnh đó, khi tính đến hiệu suất của thị trường thì các nhà giao dịch cũng có thể dựa vào chỉ báo này để đưa ra quyết định.
Những Lưu Ý Khi Xem Các Chỉ Số Chứng Khoán
Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, điều đầu tiên mọi người cần làm là trau dồi thật kỹ các kiến thức cần thiết. Như: Cách đọc báo cáo tài chính, cách xem các chỉ số chứng khoán cũng như cách phân tích kinh tế vĩ mô, vi mô…
Sau khi tích lũy kiến thức nhà giao dịch cần xác định cụ thể về loại hình đầu tư chứng khoán mà mình muốn hướng tới. Đồng thời xác định rõ về khả năng tài chính để việc đầu tư, phân bổ sao cho hợp lý nhất. Đối với những nhà giao dịch chưa đủ tự tin có thể lựa chọn cho mình những chỉ số chứng khoán phổ biến và uy tín nhất.
Ngoài ra, bạn phải luôn theo sát xu hướng thị trường và cập nhật tin tin tức liên tục. Để từ đó phân tích thị trường một cách chính xác hơn.
Lời kết
Qua những thông tin đã được chia sẻ trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết được chỉ số chứng khoán là gì? Cũng như các thông tin liên quan. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích trong quá trình đầu tư tài chính chứng khoán sắp tới. Chúc các bạn thành công!
đọc bài này của cafeforexvn hiểu được nhiều thứ hơn về chỉ số chứng khoán mà cũng là người mới nên cần học hỏi nhiều hơn nữa
Đang học thêm về cách xem chỉ số chứng khoán hên có người bạn nhiều kinh nghiêm nên cũng đc bổ trợ nhiều lắm
Tôi muốn hỏi mình tham gia vào thị trường chứng khoán thì phải theo dõi chỉ số chứng khoán mỗi giây mỗi giờ luôn hay sao? Tại tôi cũng không có nhiều thời gian lắm
Lời khuyên dành cho các bạn trẻ mới đầu tư là nên tham gia vào các group chỉ số chứng khoán trên facebook để biết thêm nhiều thứ nhaaa
H chỉ số chứng khoán phổ biến ghê luôn đó mà mình cũng nên biết những chỉ số chứng khoán để đầu tư hiệu quả hơn kkkkkk
Sao đợt này mấy chỉ số chứng khoán giảm nhiều zậy? Thấy hết hồn đó nahaaaa