Chỉ số EPS là gì? Cách tính EPS? Chỉ số bao nhiêu được coi là tốt? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Cafeforexvn giải đáp trong bài viết này.
EPS Là Gì?
EPS là cụm từ viết tắt của Earning Per Share – Lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Đây cũng là thuật ngữ mô tả phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phân bổ cho 1 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Chỉ số EPS thường được báo cáo theo 2 cách là lợi nhuận cơ bản trên cổ phần và lợi nhuận trên cổ phần pha loãng.

EPS Là Gì Trong Chứng Khoán?
Trong chứng khoán, nó được coi là chỉ số đo lường lợi nhuận nhà đầu tư thu được khi nắm giữ một cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Hiểu rộng hơn, nó còn là công cụ giúp cho nhà đầu tư đánh giá lợi nhuận của một công ty nào đó tham gia vào thị trường chứng khoán. Tùy theo từng ngành nghề mà công cụ này sẽ tham chiếu theo những mức khác nhau.

Xem thêm: Kiến thức cơ bản về EPS
EPS Pha Loãng Là Gì?
EPS pha loãng – Diluted EPS được biết đến là một chỉ số bổ sung, chỉ số này nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường do doanh nghiệp phát hành như cổ phiếu ưu đãi, quyền mua…Chỉ số pha loãng có độ chính xác cao hơn so với chỉ số đo của công cụ cơ bản.

Ý Nghĩa Của EPS
Chỉ số EPS là chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nào đó, giúp các nhà đầu tư có thể so sánh lợi nhuận có thể tạo ra trên một cổ phiếu lưu hành của các doanh nghiệp khác nhau.
Nó không chỉ là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn vào cổ phiếu mà nó còn là một công cụ có thể dùng để kết hợp để tính toán các chỉ số hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp (ROE) và chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với mức thu nhập trên 1 cổ phiếu (P/E).

Tuy nhiên, chỉ số này không thể giúp các nhà đầu tư so sánh thông tin của các thông tin khác.
Ví dụ: 2 công ty A và B có lợi nhuận sau thuế là giống nhau là 10 tỷ, vốn giống nhau là 100 tỷ, khả năng sinh lời giống nhau (10% sử dụng vốn cuối kỳ để đơn giản hóa). Công ty A có 100 triệu cổ phiếu bình quân lưu hành, công ty B có 10 triệu cổ phiếu bình quân lưu hành. Vậy công ty A sẽ báo cáo EPS là 100 đồng cho mỗi cổ phiếu, công ty B là 10,000đ cho mỗi cổ phiếu.
Như vậy có thể thấy, sự khác biệt của nó không phản ánh được sự khác biệt về lợi nhuận mặc dù các công ty có lợi nhuận và khả năng sinh lời giống nhau mà thay vào đó, chúng chỉ phản ánh khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành mà thôi.
Chỉ Số EPS Bao Nhiêu Là Tốt?

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt? Câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng rất khó để có câu trả lời chính xác bởi nó còn phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu bình quân đang được lưu hành trên thị trường nữa.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường cho rằng chỉ số EPS mà lớn hơn 1500đ/ cổ phiếu được đánh giá là tốt hoặc tối thiểu là 1000đ/ cổ phiếu, chúng phải duy trì trong nhiều năm và tất nhiên phải có xu hướng tăng.
Để đánh giá chỉ số, các nhà đầu tư cũng cần phải linh hoạt trong việc kết hợp với các chỉ số chứng khoán khác để tự đánh giá mức độ tin cậy.
Những Hạn Chế Của Chỉ Số EPS Trong Chứng Khoán
Không phải lúc nào chỉ số này cũng được dùng phổ biến và đặc biệt trong quá trình các nhà đầu tư định giá doanh nghiệp có thể sẽ gặp những hạn chế sau:
- Chỉ số EPS có thể tăng bất ngờ bởi những yếu tố từ thị trường hay hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: chu kỳ ngành cao ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế tăng khi doanh nghiệp bán tài sản…Lúc này, nó không thể phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đó.
- Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thưởng, cổ phiếu chuyển đổi…cũng sẽ gây ảnh hưởng đến EPS.
- Trong báo cáo của doanh nghiệp có thể không chính xác, điều này dẫn đến chỉ số sai, các nhà đầu tư cũng không thể đánh giá toàn diện cũng như biết được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đó như nào.
- Chỉ số có thể âm, các nhà đầu tư cũng không thể sử dụng chúng để định giá doanh nghiệp được. Đó là lý do vì sao mà các nhà đầu tư cần linh hoạt kết hợp với các chỉ số đánh giá khác.

Công Thức Tính EPS

Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế – Thu nhập ròng tức là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đã điều chỉnh các khoản chi phí gồm: phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, khấu hao, phí nộp thuế và lãi suất.
Cách tính lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = [Doanh thu thuần] + [lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính] + [các khoản thu bất thường] – các khoản chi phí ( phí quản lý + phí bán thành + các khoản phí bất thường) – khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp |
- Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi: Đây là khoản lợi nhuận của nhà đầu tư nhận được từ việc nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Mức lợi nhuận này được niêm yết theo tỷ lệ cố định trên cổ phiếu ưu đãi đó.
- Số lượng cổ phần đang lưu hành: Tức là bình quân số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối kỳ. Đây cũng là thời điểm cho kết quả chỉ số được chính xác hơn.
Cách Tính EPS chính xác trong chứng khoán
Như đã đề cập ở phần trên, công thức tính EPS là:

Để bạn dễ hiểu, dưới đây sẽ là ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ: Công ty cổ phần A có lợi nhuận sau thuế 4 quý đạt 1621 tỷ và khối lượng cổ phiếu bình quân trong kỳ trước được tính như sau:
Thông tin thêm, công ty cổ phần A có sử dụng 300 tỷ để trả cổ tức ưu đãi
KLCP đầu kỳ | KLCP tăng – giảm trong kỳ | KLCP bình quân | Cách tính |
1/1/2021 500.000đ | 1/7/2021 phát hành thêm cổ phiếu | 100.000.000đ | =500.000.000đ + 100.000.000đ x612 – 10.000.000đ x 412 + 50.000.000đ x 312 = 559.166.666 |
1/9/2021 mua lại cổ phiếu quỹ | 10.000.000đ | ||
1/10/2021 trả cổ tức năm 2020 bằng 10% cổ phiếu | 50.000.000đ |
Áp dụng công thức trên ta được:
Cách Tính EPS Cơ Bản
EPS cơ bản tức là thu nhập có sẵn cho cổ đông chia cho số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên thị trường. Mức thu nhập dành cho cổ đông chính là mức thu nhập ròng còn lại sau khi cổ tức ưu đãi đã được trả.
Cách tính sẽ như sau:
EPS cơ bản (Basic EPS) = Lãi chia cổ đông/ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành |
Ví dụ: Công ty A ở quý 4 có 1000 tỷ, bình quân cổ phiếu lưu hành trong quý là 500 triệu. Trong đó, công ty sử dụng 605 tỷ để trả lợi nhuận 50 cổ phiếu được chuyển nhượng. Cách tính sẽ như sau:
EPS cơ bản = (1000 tỷ – 605 tỷ)/500 triệu = 79.000đ/cổ phiếu
Cách Tính EPS Theo Quý
Công thức tính như sau:
EPS theo quý = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + số cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng) |
Vẫn ví dụ trên, cách tính EPS theo quý như sau:
EPS theo quý = (1000 tỷ – 605 tỷ)/ (500 triệu + 50 triệu) = 71.820đ/cổ phiếu
Các Lưu Ý Khi Tính Chỉ Số EPS
Muốn tính chỉ số một cách chính xác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bạn nên dựa vào số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ cho ra được số liệu chính xác hơn. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp thường dùng số liệu cuối kỳ để đánh giá cũng như tiện thống kế, báo cáo.
- Công cụ tính toán này không phải lúc nào cũng sẽ mang tỷ lệ thuận với lợi nhuận ròng nên các nhà đầu tư cần tính EPS trong giai đoạn nhất định để việc đo lường sự tăng trưởng của cổ phiếu chính xác hơn.
- EPS sẽ phụ thuộc vào phương pháp kế toán và các số liệu từ báo cáo từ doanh nghiệp trên sàn giao dịch.

Ưu Nhược Điểm Của Chỉ Số EPS
Nhìn chung, EPS là chỉ số quan trọng dùng để báo cáo tài chính của các nhà đầu tư. Tuy nhiên về cơ bản, công cụ này vẫn tồn tại những mặt ưu – nhược điểm sau:
Ưu Điểm
- Chỉ số phản ánh rất thực tế tình hình hoạt động kinh doanh và tăng trưởng của các doanh nghiệp. Điều này giúp nhà đầu tư lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp.
- Công cụ này giúp đo lường các doanh nghiệp với nhau trong cùng một lĩnh vực và đo lường giữa các ngành với nhau nếu xét trong tổng thể nền kinh tế trên thị trường chứng khoán.
- Đây còn là yếu tố để đo lường các chỉ số quan trọng khác là ROE – chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp và P/E – chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với mức thu nhập trên 1 cổ phiếu.

Nhược Điểm
Mặc dù có những ưu điểm là thế nhưng nó vẫn có những nhược điểm sau đây:
- Trong trường hợp bị âm, công thức P/E sẽ không còn giá trị, bạn bắt buộc phải dùng công cụ hoặc các chỉ số khác để tính toán
- Nếu các doanh nghiệp chu kỳ, doanh nghiệp mua bán có sự biến động mạnh, sẽ gây ra những ảnh hưởng đến chỉ số EPS
- Một khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi chắc chắn chỉ số sẽ giảm. Lúc này, nhà đầu tư cần đọc kỹ các báo cáo tài chính để nắm bắt được sự biến động của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp
- Cuối cùng, một số doanh nghiệp có thể sử dụng các số liệu ảo để tính toán chỉ số bằng cách tăng cao các khoản phải thu và hàng tồn kho. Để đánh giá tổng quan, bạn cần biết cách kết hợp thêm các chỉ số tài chính khác.

Kết Luận
Nhìn chung chỉ số EPS là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo để phân chia khoản lợi nhuận cho các cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này của chúng tôi bạn có thể hiểu sâu về chỉ số này cũng như cách tính của nó trong chứng khoán nhé.
mỗi tháng xem eps của quán mà stress quá gần tết mà hong thấy lời chỉ thấy lỗ chắc dẹp quán sớm
Có nhiều thuật ngũ lạ ha đó giờ mới biết eps chắc không phải dân ngành nên không biết mấy cái này
Nhìn công thức eps mà choáng đầu quá có cái nào dễ hơn hong vậy pleaseeeeeee
Cảm ơn bài viết của cafeforexvn. đọc bài viết này xong mình tiếp thu đc nhiều thứ hơn về eps
cái công thức tính eps có ra kêt quả đúng kvay mng? Lỡ ra kết quả sai thì sao ạ?
Đọc chỉ số eps cũng chưa hiểu rõ hết chắc phải tham gia vào mấy gr để hỏi quá