Thứ Hai, Tháng Mười Hai 4, 2023

Giao dịch CFD là gì?

Viết bởi Cafeforexvn

Giao dịch CFD có rất nhiều lợi ích, khiến hình thức này trở thành một trong những phương pháp giao dịch được ưa thích nhất trong giới đầu tư chứng khoán hoặc trader tiền tệ.

Giao dịch CFD là gì?

Xem thêm: Giới thiệu về hợp đồng chênh lệch (CFD)

Nhưng chính xác thì giao dịch CFD là gì?

Giao dịch hợp đồng chênh lệch (CFD) là một phương thức giao dịch, trong đó nhà đầu tư tham gia vào một hợp đồng với sàn môi giới CFD. Điều này cho phép bạn đầu cơ trên biến động giá của một loại tài sản nào đó mà không cần mua chúng trực tiếp.

Trong bài viết này, cafeforexvn.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về giao dịch CFD, cách thức hoạt động, lợi thế của CFD và nhiều điểm khác nữa!

CFD là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về giao dịch CFD, đầu tiên cần làm rõ CFD chính xác là gì. Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một hợp đồng hoặc công cụ giao dịch cho phép các trader đầu cơ trên chuyển động giá của cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ hoặc hàng hóa mà không thực sự sở hữu tài sản cơ bản.

CFD là một sản phẩm phái sinh vì giá trị của chúng bắt nguồn từ diễn biến giá của một loại tài sản nào đó.

Giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD chỉ đơn giản là mua và bán CFD. Đó là một thỏa thuận giữa bạn và sàn môi giới CFD trong việc giao dịch chênh lệch giá thị trường của tài sản từ thời điểm hợp đồng được mở cho đến khi hợp đồng được đóng.

Nguyên lý hoạt động giao dịch CFD là như thế nào?

Để hiểu nguyên lý hoạt động giao dịch CFD, bạn sẽ phải so sánh hình thức với các hình thức giao dịch bình thường. Ví dụ, giả sử rằng bạn muốn sở hữu một cổ phiếu được niêm yết sẵn trên một sàn giao dịch chứng khoán như sàn giao dịch chứng khoán New York.

Sau khi mua một lượng cổ phiếu như mong muốn, bạn sẽ nhận được chứng chỉ chứng minh rằng bạn sở hữu những cổ phiếu đó. Khi giao dịch CFD, bạn sẽ mua hợp đồng chênh lệch của những cổ phiếu đó từ một sàn môi giới CFD nhất định.

Làm như vậy sẽ cho phép bạn đầu cơ trên sóng biến động giá của những cổ phiếu đó trên thị trường mà không thực sự sở hữu chúng.

Nếu giá cổ phiếu chuyển động theo hướng có lợi cho bạn, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận. Sau đó, sàn môi giới CFD sẽ trả cho bạn khoản chênh lệch giữa giá cổ phiếu khi bắt đầu mở hợp đồng và giá khi kết thúc hợp đồng.

Nếu giá đi ngược hướng dự đoán của bạn, bạn sẽ phải trả cho sàn môi giới CFD khoản chênh lệch giữa giá cổ phiếu khi hợp đồng được mở và khi hợp đồng kết thúc.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bạn vẫn sẽ kiếm được tiền khi giao dịch CFD nếu bạn dự đoán rằng giá của một tài sản nào đó sẽ giảm xuống.

Mua (long) và bán (short) trong giao dịch CFD là gì?

Có thể bạn đã từng bắt gặp các cụm từ như “long” và “short” trong giao dịch CFD. Những từ chuyên ngành này lần lượt có nghĩa là mua và bán. Phần sau đây sẽ giải thích kỹ lưỡng hơn.

Nếu bạn sở hữu một vài cổ phiếu trên một sàn giao dịch chứng khoán nào đó, bạn có thể quyết định bán (còn được gọi là bán khống, short). Đây còn được gọi là vào lệnh bán.

Bạn sẽ trao đổi theo mức chênh lệch giữa giá của cổ phiếu khi hợp đồng được mở và khi chúng được đóng. Điều này có nghĩa là nếu giá giảm, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận, và nếu chúng tăng lên, bạn sẽ bị lỗ.

Mặt khác, nếu bạn nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, bạn có thể quyết định mua (còn được gọi là “long”) CFD. Bạn sẽ kiếm được lợi nhuận nếu những cổ phiếu này có diễn biến giá trùng khớp với kỳ vọng của bạn và bị lỗ nếu chúng không khớp.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD là gì?

Đòn bẩy là công cụ giúp bạn sở hữu được CFD mà không cần phải trả toàn bộ số tiền của tài sản cơ bản. Không giống như kiểu giao dịch truyền thống, nơi bạn phải trả trước tổng số tiền của tài sản, khi giao dịch CFD bằng đòn bẩy, bạn chỉ phải trả một phần nhỏ trong tổng chi phí và sàn môi giới CFD sẽ bao trọn phần còn lại.

Một trong những lợi thế của đòn bẩy trong giao dịch CFD là chúng cho phép bạn sở hữu được nhiều CFD hơn. Điều này có thể làm tăng cơ hội kiếm lợi nhuận nếu giá tài sản biến động theo hướng có lợi cho bạn.

Tuy nhiên, với đòn bẩy, kết quả lãi hoặc lỗ mà bạn nhận được vẫn sẽ được tính dựa trên mức chênh lệch giữa mức giá trọn vẹn của tài sản cơ bản tính từ thời điểm CFD được mở cho đến khi hợp đồng này được đóng lại.

Điều này có nghĩa là bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn số tiền đã đầu tư ban đầu khi giá của tài sản thay đổi theo hướng có lợi cho bạn và phải chịu một khoản lỗ lớn trong trường hợp ngược lại. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tài chính thường khuyên nhủ nhà đầu tư nên kiểm tra tỷ lệ đòn bẩy của sàn môi giới CFD trước khi mua CFD.

Margin (ký quỹ) trong giao dịch CFD là gì?

Đây chỉ đơn giản là một thuật ngữ khác giải thích về ý nghĩa của đòn bẩy trong giao dịch CFD. Số tiền (ký quỹ) cần thiết để mua hoặc có được “vị thế mua” trong CFD chỉ là một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong tổng mức giá trị toàn phần của tài sản cơ bản. Có hai kiểu margin (ký quỹ) trong giao dịch CFD.

Tiền gửi ký quỹ (deposit margin) 

Đây là số tiền nhỏ mà sàn môi giới CFD yêu cầu khách hàng nạp vào để mở vị thế mua trong một hợp đồng chênh lệch.

Tiền ký quỹ duy trì (maintenance margin)

Là số tiền cần phải có nếu diễn biến giá của tài sản cơ bản trong hợp đồng chênh lệch (CFD) có vẻ sắp giảm và số tiền ký quỹ mà bạn đã nạp vào không đủ để bù đắp cho khoản lỗ tiềm năng. Nếu bạn không thể trả tiền ký quỹ duy trì cho sàn môi giới CFD, họ có thể đóng CFD, dẫn đến việc bạn phải chịu lỗ.

Hedging (phòng vệ giá) trong giao dịch CFD là gì?

Phòng vệ giá (hedging) chỉ đơn giản là công cụ giúp bạn ngăn ngừa mức tổn thất của ​​tài sản. Ví dụ, nếu bạn cho rằng giá cổ phiếu của mình có thể giảm, bạn có thể bán CFD trên cổ phiếu đó. Như vậy, nếu giá của những cổ phiếu này giảm xuống, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận.

Bây giờ, sau khi bạn đã hiểu giao dịch CFD là gì, cách thức hoạt động và các thành phần quan trọng của chúng, sau đây là phần thảo luận về một số lợi ích và rủi ro khi giao dịch CFD.

Lợi ích khi giao dịch CFD

Giao dịch CFD đã trở thành một loại hình giao dịch được yêu thích trong giới trader tiền tệ, chứng khoán và chỉ số vì chúng giúp khắc phục những hạn chế của kênh giao dịch truyền thống. Sau đây, cafeforexvn.com sẽ liệt kê một số lợi ích của việc giao dịch CFD.

  1. Tối đa hóa vốn đầu tư

Đó có lẽ là một trong những lợi ích lớn nhất của giao dịch CFD. Không giống như kiểu giao dịch thông thường mà khi đó bạn phải trả toàn bộ chi phí thì mới mở được vị thế, giao dịch CFD cho phép bạn mở một vị thế chỉ với một phần nhỏ trên toàn bộ số tiền cần thiết.

Do đó, bạn có thể đầu tư nguồn vốn của mình vào nhiều kênh CFD khác, qua đó nâng cao tối đa cơ hội kiếm được lợi nhuận.

  1. Cơ hội kiếm tiền dù tài sản tăng hoặc giảm

Một lợi thế khác của việc giao dịch CFD là bạn có thể kiếm được lợi nhuận cho dù giá trị của tài sản cơ bản giảm hay tăng. Điều này sẽ cho phép bạn phân tích và biết nên mở vị thế nào trong từng thị trường cụ thể.

  1. Khả năng phòng vệ để không bị thua lỗ

Nhờ tính năng phòng vệ giá (hedging), bạn có thể mở một vị thế bán CFD nếu bạn nghi ngờ rằng giá trị tài sản cơ bản sẽ giảm xuống. Điều này sẽ rất hữu ích, nhất là trong trường hợp bạn dự định sở hữu tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu, trong dài hạn.

  1. CFD không có ngày đáo hạn

Không giống như các công cụ giao dịch khác như hợp đồng tương lai, CFD không có ngày đáo hạn cụ thể hoặc bất kỳ quy định hạn chế nào đối với việc kết thúc hợp đồng. Hơn nữa, giá trị của chúng không giảm theo thời gian.

Điều này cho phép bạn giữ vị thế sở hữu thông qua CFD bao lâu tùy thích cho đến khi bạn và sàn môi giới CFD cảm thấy rằng đã đến thời điểm thích hợp để kết thúc hợp đồng.

  1. Chi phí giao dịch vừa túi tiền

Không giống như kiểu giao dịch truyền thống, phí đầu tư giao dịch tài sản CFD khá mềm. Điều này là do bạn chỉ phải trả một tỷ lệ phần trăm nhỏ trên tổng giá của tài sản để có được CFD. Chẳng hạn, sàn môi giới CFD có thể sẽ yêu cầu bạn trả 5% giá của tài sản để mở vị thế mua trong CFD của tài sản đó.

Rủi ro khi giao dịch CFD

Mặc dù giao dịch CFD có rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố bất lợi.

  1. Kết thúc hợp đồng bất ngờ

Tình huống này diễn ra khá phổ biến nếu bạn tham gia giao dịch trên thị trường quốc tế. Giá tài sản trên thị trường có thể có nhiều biến động, đặc biệt là giai đoạn giao dịch ngoài giờ.

Điều này có thể dẫn đến việc mức ký quỹ của bạn không đủ để đáp ứng mức thua lỗ nếu giá trị của tài sản cơ bản trong CFD giảm xuống. Và nếu số tiền ký quỹ không đủ, sàn môi giới CFD có thể kết thúc hợp đồng, sau đó yêu cầu bạn thanh toán cho khoản lỗ phát sinh.

2.Đòn bẩy có thể không có lợi bạn

Việc sử dụng đòn bẩy khi giao dịch sản phẩm CFD cũng có nhiều lợi ích đi kèm, nhưng cũng có những rủi ro rất lớn. Như đã đề cập trước đó, mức lỗ hoặc lãi của bạn sẽ vẫn được tính dựa trên mức giá trọn vẹn của tài sản từ khi CFD được mở đến khi bị đóng.

Điều này có nghĩa là nếu thị trường biến động giá theo hướng ngược lại với hướng dự đoán của bạn, thì mức lỗ mà bạn phải “gánh” sẽ vượt quá số tiền ký quỹ ban đầu.

Lời kết

Giao dịch CFD đã mở ra một con đường đầu tư cho các trader trong thị trường forex, tiền điện tử và cổ phiếu để họ có thể tận dụng tối đa tiềm năng nguồn vốn và kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, giao dịch sản phẩm CFD có thể là mang lại bất lợi lớn nếu bạn sa chân lỡ bước. Đó là lý do tại sao bạn nhất thiết phải tìm đúng sàn môi giới CFD tốt nhất để họ có thể giúp bạn nâng cao lợi nhuận theo con đường giao dịch này.

Đăng Khoa-Theo thomaskralow

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI