Một thống kê mới đây cho thấy xe điện có thể chiếm 2/3 tổng doanh số ô tô vào năm 2030. Indonesia cũng không đứng ngoài cuộc chơi này khi đặt mục tiêu tự sản xuất ô tô điện vào năm 2026.

Mục tiêu tự sản xuất ô tô điện của Indonesia
Ngày 14/9, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết, quốc gia này đặt mục tiêu sản xuất ô tô điện (EV) của riêng mình vào năm 2025 hoặc 2026.
Phát biểu tại một hội thảo tại Jakarta, ông Luhut cho hay hiện Indonesia đang thu hút nhiều nhà sản xuất EV, trong đó có Geely – một trong những nhà sản xuất EV lớn nhất của Trung Quốc.
Bộ trưởng cao cấp này tiết lộ: “Chúng tôi đã nói chuyện với Geely được vài tháng và hai ngày trước, chúng tôi đã đề nghị công ty tiến hành nghiên cứu chung để phát triển xe EV ở Indonesia”. Theo ông Luhut, Geely rất hoan nghênh ý tưởng này. Hiện hai bên đang thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bật đèn xanh cho kế hoạch nghiên cứu chung.
Ông Luhut khẳng định rằng đây là động lực tốt nhất để Indonesia sở hữu và sản xuất EV của riêng mình, trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển đổi nhanh chóng từ phương tiện thông thường sang EV. Thị trường EV toàn cầu cũng vượt qua điểm then chốt, chiếm 5-10% doanh số, qua đó tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và kinh doanh EV tăng trưởng nhanh chóng.
Nhận định từ giới phân tích và các chuyên gia
Hãng thông tấn chính thức Antara dẫn lời Bộ trưởng Luhut nhấn mạnh: “Đây là cơ hội để Indonesia sở hữu EV của riêng mình. Với nghiên cứu chung này, chúng ta có thể đi tắt đón đầu”. Hiện Indonesia đang thu hút nhiều nhà sản xuất EV, trong đó có Geely – một trong những nhà sản xuất EV lớn nhất của Trung Quốc.
Xe điện hiện đang là xu thế trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường châu Âu và Trung Quốc sẽ giúp doanh số xe điện tăng mạnh.
Theo một nghiên cứu mới của Viện Rocky Mountain Institute (RMI), nhờ giá pin giảm, xe điện có thể có giá bằng với các dòng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu vào năm 2024 và tại thị trường Mỹ vào năm 2026, đồng thời chiếm 2/3 doanh số ô tô toàn cầu vào năm 2030.
Báo cáo của RMI dự đoán giá pin sẽ giảm một nửa trong thập kỷ này, từ mức 151 USD/kWh vào năm 2022 xuống còn khoảng 60 – 90 USD/kWh, giúp xe điện lần đầu tiên có giá mua rẻ bằng các loại ô tô chạy bằng xăng ở mọi thị trường vào năm 2030 và có chi phí vận hành thấp hơn.
Pin thường đắt đỏ và chiếm khoảng 40% giá bán của một chiếc xe điện. Nhưng ông Kingsmill Bond, Giám đốc cấp cao tại RMI, cho hay các mức giá này đang giảm dần đều khi các nhà sản xuất ô tô đầu tư vào các hóa chất, vật liệu và phần mềm pin mới để tạo ra những sản phẩm xe điện có hiệu suất tốt hơn.

Châu Âu và Trung Quốc có tốc độc tăng trưởng về xe điện nhanh
Theo phân tích của RMI, tốc độ tăng trưởng nhanh của xe điện tại châu Âu và Trung Quốc cho thấy doanh số xe điện sẽ tăng ít nhất gấp sáu lần vào năm 2030 và chiếm 62-86% thị phần về doanh số. Doanh số xe điện tại Liên minh châu Âu (EU) trong tháng Bảy đã tăng gần 61% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13,6% tổng doanh số ô tô. EU đang hướng đến việc cấm bán xe mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035.
Trong khi đó, Mỹ chưa đưa ra cam kết về thời điểm chấm dứt bán xe chạy bằng động cơ đốt trong, nhưng các bang California và New York đều đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ chỉ bán các loại xe không phát thải.
Theo nghiên cứu của RMI, nhu cầu dầu cho ô tô đã đạt đỉnh vào năm 2019 và sẽ giảm ít nhất 1 triệu thùng/ngày mỗi năm sau năm 2030.
Lĩnh vực xe điện (EV) toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 15,9% từ năm 2023 đến năm 2035, theo báo cáo mới nhất từ công ty chuyên phân tích dữ liệu GlobalData. Doanh số bán ô tô chở khách chạy bằng pin được dự báo sẽ đạt 44 triệu chiếc vào năm 2035, thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc so với mức 7,3 triệu chiếc được bán vào năm 2022.
Hydro xanh có khả năng làm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu mỏ của Nga. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực ô tô điện chủ yếu là do điện khí hóa ngành vận tải toàn cầu, và chống biến đổi khí hậu và trở thành một ngành đầy cạnh tranh.