Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 9, 2023
Trang chủBài học đầu tưKiến thứcLý thuyết Dow là gì? Cách thức hoạt động của Lý thuyết...

Lý thuyết Dow là gì? Cách thức hoạt động của Lý thuyết Dow

Viết bởi Cafeforexvn

Một trong những nền tảng kiến thức cơ bản để phân tích kỹ thuật trong thực hiện đầu tư kinh doanh chứng khoáng đó là Lý thuyết Dow. Việc hiểu được Lý thuyết Dow là gì và hiểu được những nguyên tắc của Lý thuyết Dow chứng khoáng sẽ giúp đỡ các nhà đầu tư không ít trong việc thực hiện hay đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Cùng Cafedorexvn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Tổng Quan Về Lý thuyết Dow

Tổng Quan Về Lý thuyết Dow
Tổng Quan Về Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow Là Gì?

Lý thuyết Dow – Dow Theory – là một lý thuyết tài chính cho rằng thị trường đang có xu hướng đi lên nếu một trong các mức trung bình của nó (ví dụ: công nghiệp hoặc giao thông vận tải) vượt lên trên mức cao quan trọng trước đó và đi kèm hoặc theo sau bởi mức tăng tương tự ở mức trung bình khác.

Ví dụ: Nếu Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) leo lên mức cao trung bình, nhà đầu tư có thể theo dõi Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones (DJTA) leo lên để xác nhận xu hướng tăng.

Lịch Sử Của Lý thuyết Dow Chứng Khoáng

Lịch Sử Của Lý thuyết Dow Chứng Khoáng
Lịch Sử Của Lý thuyết Dow Chứng Khoáng

Lý thuyết Dow chứng khoáng là một cách tiếp cận giao dịch được phát triển bởi Charles H. Dow, ông đã hợp tác đồng sáng lập Dow Jones & Company, In cùng với Edward Jones và Charles Bergstresser và phát triển Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) vào năm 1896. Dow đã bổ sung lý thuyết này trong một loạt của các bài xã luận của mình trên tờ Wall Street Journal – một tờ báo do ông đồng sáng lập.

Năm 1902, Charles Dow qua đời, ông đã không thể công bố Lý thuyết Dow một cách hoàn chỉnh trước khi chết, nhưng một số người đồng hành và các cộng sự của ông đã xuất bản các công trình hoàn thiện hơn trên các bài xã luận khác. Bao gồm:

  • The Stock Market Barometer của William P. Hamilton (1922)
  • Lý thuyết Dow của Robert Rhea (1932)
  • Cách tôi đã giúp hơn 10.000 nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu của George Schaefer (1960)
  • Lý thuyết Dow ngày nay của Richard Russell (1961)

Dow tin rằng,trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán nói chung là một trong những thước đo đáng tin cậy về các điều kiện kinh doanh tổng thể và bằng cách phân tích thị trường một cách tổng thể, chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác các điều kiện trên và xác định được hướng đi của các xu hướng thị trường quan trọng cũng như của từng cổ phiếu.

Mục Tiêu Của Lý thuyết Dow Là Gì?

Mục tiêu tổng thể của Lý thuyết Dow là xác định xu hướng chính của thị trường thông qua bằng chứng và xác nhận.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Dow?

Chỉ số Dow hay Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, bị ảnh hưởng bởi giá của các cổ phiếu tạo nên chỉ số này. Và giá cổ phiếu lại bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

Xem thêm về các mô hình giá phổ biến hiện nay

Lý thuyết Dow Hoạt Động Như Thế Nào?

Lý thuyết Dow Hoạt Động Như Thế Nào?
Lý thuyết Dow Hoạt Động Như Thế Nào?

Có 06 nguyên tắc chính trong cách hoạt động của Lý thuyết Dow. Cụ thể như sau:

Tất Cả Mọi Thứ Đều Được Phản Ánh Bởi Thị Trường

Lý thuyết Dow chứng khoáng hoạt động dựa trên giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) , trong đó nêu rõ rằng giá tài sản kết hợp tất cả các thông tin có sẵn.

Ngay cả khi chúng ta không thể biết hết tất cả hoặc bất kỳ điều gì chi tiết thì các tiềm năng về thu nhập, lợi thế về cạnh tranh, năng lực quản lý và hơn thế là tất cả những yếu tố được định giá trên thị trường. 

Xu Hướng Thị Trường Chính Có Ba Loại

Ba xu hướng là chính, phụ và nhỏ.

  • Xu hướng chính là xu hướng dài hạn, được gọi là xu hướng tăng giá hoặc xu hướng giảm giá.
  • Xu hướng thứ cấp (xu hướng phụ) là những xu hướng nhỏ hơn, chẳng hạn như sự điều chỉnh của thị trường.
  • Cuối cùng, xu hướng nhỏ là biến động giá hàng ngày trên thị trường.

Xu Hướng Chính Có 3 Giai Đoạn

Các giai đoạn của thị trường giá lên là:

  • Tích lũy: Sự gia tăng về khối lượng đi đôi với việc giá tăng.
  • Giai đoạn tham gia của công chúng: Đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ và trung bình bắt đầu nhận thấy xu hướng tăng và bắt đầu tham gia vào việc đầu tư, đây là một giai đoạn dài nhất trong số 3 giai đoạn.
  • Giai đoạn dư thừa: Thị trường quá độ khi chạm đến mức tăng cao nhất và bắt đầu suy yếu, lúc này các nhà đầu tư và thương nhân có kinh nghiệm bắt đầu rao bán các cổ phiếu của họ.

Các giai đoạn của thị trường giảm là:

  • Giai đoạn phân phối: Đây là giai đoạn mà các tin đồn không có thật về một sự suy giảm được rao khắp các thị trường khiến cho các nhà đầu tư bị đánh lừa và thực hiện việc đầu tư mua vào. Trong khi đó, sự thật là giá vẫn đang tiếp tục quá trình “đu đỉnh” của mình.
  • Giai đoạn tham gia của công chúng: Đây là thời điểm mà trên thị trường các tin tức xấu được thổi phòng và khiến cho các nhà giao dịch rơi vào “trầm cảm”, buộc họ phải bán thốc bán tháo với hi vọng có thể thu lại được số vốn đã bỏ ra. Và tất nhiên, đây vẫn thường luôn là giai đoạn dài nhất.
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Các nhà đầu tư đã mất hết hy vọng về việc sẽ xuất một sự thay đổi hay một tình thế đảo ngược toàn tập và tiếp tục việc ra bán các cổ phiếu của mình với quy mô lớn.

Các Chỉ Số Phải Tương Ứng Hoặc Xác Nhận Lẫn Nhau

Các Chỉ Số Phải Tương Ứng Hoặc Xác Nhận Lẫn Nhau
Các Chỉ Số Phải Tương Ứng Hoặc Xác Nhận Lẫn Nhau

Điều kiện để thiết lập một xu hướng đó là các chỉ số Dow hoặc các chỉ số trung bình thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Tức là các tín hiệu trên chỉ số này phải khớp (hoặc tương ứng) với các tín hiệu trên chỉ số kia. Nếu một chỉ số, các nhà giao dịch không nên xác định xu hướng đang tăng trong khi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones, cho thấy một xu hướng tăng chính mới, nhưng một chỉ số khác lại đang nằm trong xu hướng giảm chính.

Khối Lượng Phải Xác Nhận Xu Hướng

Khi giá di chuyển theo hướng của xu hướng chính và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại biểu thị việc khối lượng giao dịch thường tăng. Khối lượng thấp thường là dấu hiệu của một tình thế không được tốt hoặc cực kỳ yếu trong xu hướng.

Ví dụ: Trong một thị trường mà giá đang có xu hướng tăng, khối lượng mua sẽ tăng lên khi giá tăng và khối lượng mua sẽ giảm trong các đợt giá giảm sau đó. Nếu trong một đợt giảm giá mà nhận thấy khối lượng bán tăng lên, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy có nhiều người tham gia thị trường đang tập trung vào xu hướng giảm giá.

Top 10 mô hình đảo chiều mạnh

Xu Hướng Tồn Tại Cho Đến Khi Thực Sự Có Một Ra Sự Đảo Chiều Xảy Ra

Các nhà giao dịch có thể nhầm lãn sự đảo chiều trong các xu hướng chính với các xu hướng thứ cấp theo sau. Rất khó để xác định liệu một sự đảo chiều có đang thực sự xảy ra hay không khi mà xu hướng này thì đang đi lên trong khi một xu hướng khác lại biểu thị là thị trường giá đang đi xuống. Lý thuyết Dow đề cao sự thận trọng, nhấn mạnh rằng bằng cách so sánh các chỉ số có thể biết khả năng đảo chiều có thực sự xảy ra hay không.

Một Số Lưu Ý Đặc Biệt Khi Sử Dụng Lý thuyết Dow

Dưới đây là một số điểm bổ sung cần xem xét về Lý thuyết Dow mà bạn không nên bỏ qua.

Một Số Lưu Ý Đặc Biệt Khi Sử Dụng Lý thuyết Dow
Một Số Lưu Ý Đặc Biệt Khi Sử Dụng Lý thuyết Dow

Giá Đóng Cửa Và Phạm Vi Đường

Charles Dow chỉ dựa vào giá đóng cửa và không quan tâm đến biến động trong ngày của chỉ số.

Một tính năng khác trong Lý thuyết Dow chứng khoáng là ý tưởng về phạm vi đường, còn được gọi là phạm vi giao dịch trong các lĩnh vực phân tích kỹ thuật khác. Những giai đoạn đường giá chuyển động đi ngang được coi là giai đoạn hợp nhất. Khi đó, lời khuyên là các nhà giao dịch không nên vội vàng đưa ra quyết định đầu tư của mình mà nên đợi chuyển động giá phá vỡ đường xu hướng.

Tín Hiệu Và Xác Định Xu Hướng

Tín Hiệu Và Xác Định Xu Hướng
Tín Hiệu Và Xác Định Xu Hướng

Như đã đề cập ở trên, một điều thực sự gây ra khó khăn cho các nhà giao dịch khi sử dụng Lý thuyết Dow là xác định chính xác sự đảo ngược của xu hướng. Hãy nhớ rằng, một người theo Lý thuyết Dow giao dịch theo hướng chung của thị trường, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nhận ra những điểm mà hướng này thay đổi .

Một trong những kỹ thuật mà các nhà giao dịch cần lưu tấm nhất để xác định sự đảo ngược trong Lý thuyết Dow là phân tích đỉnh và đáy. Đỉnh được định nghĩa là mức giá cao nhất của một biến động thị trường trong một khoảng thời gian, trong khi đáy được coi là mức giá thấp nhất của một biến động thị trường trong một khoảng thời gian.

Lưu ý: Theo Lý thuyết Dow, thị trường không di chuyển theo đường thẳng mà di chuyển từ mức cao đến mức thấp (từ đỉnh về đáy), trong đó, các chuyển động của thị trường thường có xu hướng theo một hướng duy nhất.

Trong đó:

Xu hướng tăng: Là một loạt các đỉnh và đáy cao hơn liên tiếp.

Xu hướng giảm: Là một loạt các đỉnh và đáy thấp hơn liên tiếp.

Nguyên lý thứ 06 của Lý thuyết Dow mà chúng ta nói đến ở trên đã thể hiện rằng một xu hướng vẫn có thể được duy trì cho đến khi có thực sự xuất hiện một sự đảo ngược. Tương tự như thế, thị trường sẽ tiếp tục di chuyển duy trì xu hướng của mình cho đến khi có một tác động đủ lớn (ví dụ sự thay đổi của điều kiện kinh doanh) làm thay đổi xu hướng này.

Khung giờ có thể giao dịch chứng khoán

Đảo Chiều

Sự đảo chiều chính thực được xác nhận khi thị trường không còn tiếp tục duy trì việc tạo các đỉnh và đáy liên tiếp theo xu hướng vốn có của nó.

Sự đảo chiều xảy ra khi:

Trong một xu hướng tăng: Sau một thời gian dài các chỉ số liên tục được duy trì ở mức tăng ổn định đột nhiên thay đổi theo hướng đồng loại giảm xuống các mức thấp hơn.

Trong một xu hướng giảm: Ngược lại, các xu hướng giảm đi xuống được thay thế bởi một loạt các động thái tăng và hơn thế.

Điều quan trọng cần nhớ là sự đảo ngược xu hướng chính có thể mất vài tháng để tự xuất hiện – sự thay đổi về hướng đi của giá trong một khoảng thời giancó thể chỉ là một sự điều chỉnh của thị trường.

Kết Luận

Như vậy, chúng ta có thể tổng kết lại một số điểm tiêu biểu về Lý thuyết Dow như sau:

  • Lý thuyết Dow là một lý thuyết dùng để dự đoán thị trường trong tương lai.
  • Lý thuyết này dựa trên quan điểm cho rằng thị trường quyết định mọi thứ, phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả.
  • Với lý thuyết này, các chỉ số khác nhau của thị trường phải xác nhận lẫn nhau về cả hành động giá hay khối lượng cho đến khi một sự đảo ngược thực sự xảy ra.
  • Lý thuyết Dow chứng khoáng cố gắng xác định xu hướng chính của thị trường. Nó bao gồm ba xu hướng chính, mỗi xu hướng được tạo thành từ các xu hướng phụ và nhỏ.

Hi vọng bài viết nỳ của cefeforexvn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về Lý thuyết Dow và phần nào hỗ trợ bạn trong quá trình giao dịch của mình. Chúc bạn thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI