Hầu như rất ít trader biết đến mô hình nến Bullish Harami đúng không? đây vốn dĩ là một mô hình nến đảo chiều nhưng nó không phổ biến như Engulfing hay mô hình nến Hammer. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mô hình nến Bullish Harami là gì và cách sử dụng nó như thế nào nhé.
Mô hình nến Bullish Harami là gì?
Bullish Harami là một mô hình hai nến, một nến ngắn có thân nằm trong cây nến dài và tiếp nối nhau. Theo Nison (1991, p. 80), mô hình Harami không được xem là mô hình đảo chiều tiêu biểu như Engulfing hay Hammer.
Mô hình Bullish Harami gần giống như mô hình Three Inside Up xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm và được xem là một mô hình Harami với:
- Nến đầu tiên là nến giảm
- Nến thứ hai nối tiếp và tăng nhẹ, có giá dao động nằm trong thân nến đầu tiên
- Nến thứ ba là một nến tăng có giá mở cửa nằm trong hoặc trên thân nến thứ hai và đóng cửa ở trên giá đỉnh của nến giảm thứ nhất.
- Bullish Harami chữ thập
Harami chữ thập chỉ xảy ra khi nến Doji xuất hiện, mô hình này có sự tương đồng nhất định nào đó.
Bullish Harami chữ thập xuất hiện khi nến thứ hai là nến Doji thay vì một nến tăng hay giảm nhẹ như thông thường. Tín hiệu đảo chiều sẽ trở nên mạnh hơn khi Bullish Harami chữ thập xuất hiện, chúng có thể xuất hiện kể cả trước và sau khi giá tăng hoặc giảm nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu không xuất hiện ở đáy
Xem thêm: Mô hình nến Doji đảo chiều là gì?
Diễn biến tiếp theo của tâm lý
Bên bán vẫn sẽ kiểm soát nếu như trong xu hướng giảm và có sự xuất hiện của một cây nến giảm dài. Đến ngày thứ hai tiếp theo, giá sẽ không xuống thấp mà sẽ xuất hiện một vài gap tăng và phe bán vẫn đang kiểm soát.Trong ngày tiếp theo, giá dao động lên xuống nhẹ vì 2 phe bán và mua đang dần co, giá có thể đi sideway hoặc đảo chiều đi lên vì bên bán đang yếu thế hơn.
Những lưu ý để bạn có thể nhận diện mô hình Bullish Harami:
Thân nến thứ hai càng nằm giữa thân nến thứ nhất thì xu hướng đảo chiều sẽ có nhiều khả năng hơn. Nến nhỏ thứ hai thường nằm ở phần dưới của thân nến đầu tiên sau một xu hướng giảm,đây là lúc giá có thể sẽ đi ngang thay vì đảo chiều tăng.
Khả năng đảo chiều sẽ nhiều hơn khi giá mở cửa, đóng cửa, giá đỉnh và đáy của nến thứ 2 nằm trong thân nến trước đó.
Bóng nến và thân nến thứ hai càng nhỏ, và nến thứ hai càng giống nến doji thì tỷ lệ đảo chiều sẽ mạnh hơn.
Kết hợp nến Bullish Harami lại với nhau
Hai nến trong mô hình Bullish Harami có thể gộp thành một giá mở cửa tại nến đầu tiên và đóng cửa tại nến thứ hai, đây là một loại nến đảo chiều tại đáy mà bạn có thể sử dụng khi giao dịch.
Cách giao dịch với Bullish Harami
Điểm vào lệnh: Dù những luận điểm bên trên cho bạn thấy nến Harami thất sự thần thánh nhưng nó không phải là mô hình đảo chiều mà bạn có thể tin tưởng 100%, thay vào đó bạn hãy kết hợp với chỉ báo RSI chẳng hạn để có thể vào lệnh 1 cách an toàn.
Thông thường điểm vào lệnh sẽ là phía trên râu nến thứ 2 khoảng 1 – 2 pips. Để xác định được xu hướng cách tốt nhất là bạn dựa vào đường xu hướng đi lên bởi vì tín hiệu mẫu nến này không quá mạnh. Nếu bạn không tuân thủ theo các quy tắc trên mà vội vàng vào lệnh ngay bạn sẽ không kịp trở tay nếu giá không đảo chiều mà lại đi theo xu hướng củ.
Điểm cắt lỗ: Bullish Harami trong ví dụ trên xuất hiện khi thị trường đi vào vùng quá bán dây là lúc bạn nên đặt lệnh mua. Điểm dừng lỗ nên được đặt bên dưới mức đáy vừa mới được tạo ra. Vì mức dừng lỗ khá ngắn do đó để tránh thị trường bị nhiễu trong ngắn hạn, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ cách đáy thêm một vài pips cũng được.
Điểm chốt lời: Mức chốt lời nên đặt xa một chút vì Bullish Harami xuất hiện ở đầu xu hướng tăng. Để an toàn, bạn nên chia mức chốt lời của mình thành 2 phần và đặt chúng vào các ngưỡng kháng cự, hay các mức đỉnh/đáy trước đây.
Tùng