Để đánh giá kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư, bạn cần đến nhiều yếu tố và các chỉ số để đo lường, đồng thời đưa ra đánh giá đối với các sản phẩm tài chính của nó. Một trong số đó là NAV, một chỉ số vô cùng cần thiết và có nhiều công dụng. Vậy NAV là gì? NAV trong chứng khoáng là gì? và có những phương pháp định giá NAV nào được sử dụng nhiều nhất? Cùng Cafeforexvn tìm hiểu ngay những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.
Tìm Hiểu Về NAV

NAV Là Gì?
NAV là từ viết tắt của Net Asset Value – Giá trị tài sản ròng hay giá trị tài sản thuần của tài sản của quỹ đầu tư trừ đi nợ phải trả, sau đó chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
NAV được sử dụng phổ biến nhất trong bối cảnh quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Trades Fund – ETF), giá trị tài sản ròng là giá mà cổ phiếu của các quỹ đã đăng ký giao dịch với SEC – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (Securities án Exchange Commission).
Đối với các công ty và tổ chức kinh doanh, sự khác biệt giữa tài sản và nợ phải trả được gọi là tài sản ròng hoặc giá trị ròng hoặc vốn của công ty. Thuật ngữ NAV được áp dụng cho việc định giá và định giá quỹ, được tính bằng cách chia chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả cho số lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư nắm giữ.
Gía trị tài sản thuần của quỹ đại diện cho giá trị “trên mỗi cổ phiếu” của quỹ, điều này giúp cho việc định giá và giao dịch cổ phiếu quỹ trở nên dễ dàng hơn.
Sự Khác Biệt Giữa Vốn Chủ Sở Hữu Và Chỉ Số NAV Là Gì?
Vốn chủ sở hữu được tính bao gồm cả tài sản vô hình, có thể bao gồm các mục như bằng sáng chế, trong khi NAV chỉ được tính bằng tài sản hữu hình.
Công Thức Tính NAV
NAV = (Tài sản – Nợ phải trả) : Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Chỉ số này thường gần hoặc bằng giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Các công ty được coi là có triển vọng tăng trưởng cao thường được định giá cao hơn giá trị tính được của giá trị tài sản ròng. Đây là chỉ số thường được so sánh với vốn hóa thị trường để tìm các khoản đầu tư bị định giá thấp hoặc định giá quá cao.
Mối Quan Hệ Giữa Quỹ Tương Hỗ (Matual Fund) Và NAV Là Gì?

Các quỹ tương hỗ thu tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư, sau đó sử dụng số tiền đó để đầu tư vào chứng khoán, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ khác trên thị trường tiền tệ. Mỗi nhà đầu tư nhận được một số lượng cổ phần cụ thể tương ứng với số tiền đầu tư của họ. Giá của mỗi cổ phiếu được dựa trên chỉ số NAV.
Không giống như một cổ phiếu có sự thay đổi giá được đăng trong suốt cả ngày, việc định giá quỹ tương hỗ dựa trên phương pháp cuối ngày dựa trên hoạt động của chứng khoán trong quỹ.
Vào cuối ngày giao dịch, các nhà quản lý quỹ tương hỗ tính toán giá đóng cửa của tất cả các chứng khoán trong danh mục đầu tư của mình, cộng giá trị của bất kỳ tài sản bổ sung nào, hạch toán các khoản nợ và tính chỉ số NAV dựa trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
NAV Trong Quỹ Đóng So Với Quỹ Mở

Một quỹ mở có thể phát hành số lượng cổ phiếu không giới hạn, không giao dịch trên các sàn giao dịch và được định giá mỗi ngày khi kết thúc giao dịch theo giá NAV của quỹ. Hầu hết các quỹ tương hỗ, chẳng hạn như các quỹ trong kế hoạch 401k, là quỹ mở.
Các quỹ đóng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, giao dịch tương tự như chứng khoán và có thể giao dịch ở mức giá không bằng với chỉ số NAV của họ. ETF giao dịch giống như cổ phiếu và giá trị thị trường của chúng có thể khác với NAV thực tế của chúng.
Điều này cho phép các nhà giao dịch ETF tích cực có cơ hội giao dịch sinh lời, những người có thể phát hiện ra các cơ hội kịp thời. Tương tự như các quỹ tương hỗ, ETF cũng tính toán NAV hàng ngày vào thời điểm đóng cửa thị trường cho mục đích báo cáo nhưng cũng tính toán và phổ biến chỉ số NAV nhiều lần trong một ngày.
NAV Và Hiệu Suất Quỹ

Các nhà đầu tư quỹ thường cố gắng đánh giá hiệu suất của một quỹ tương hỗ dựa trên chênh lệch giá trị tài sản thuần của họ giữa hai ngày. Một nhà đầu tư có thể so sánh NAV vào ngày 1 tháng 1 với NAV vào ngày 31 tháng 12 và xem sự khác biệt trong hai giá trị như một thước đo hiệu suất của quỹ. Tuy nhiên, những thay đổi của chỉ số giá tị tài sản thuần giữa hai ngày không phải là đại diện tốt nhất cho hoạt động của quỹ tương hỗ.
Các quỹ tương hỗ thường trả tất cả thu nhập của họ như cổ tức và tiền lãi kiếm được cho các cổ đông của họ. Ngoài ra, các quỹ tương hỗ cũng có nghĩa vụ phân phối lợi nhuận vốn thực hiện tích lũy được cho các cổ đông.
Khi thu nhập và lợi nhuận, được thanh toán thường xuyên, NAV sẽ giảm theo. Do đó, mặc dù một nhà đầu tư quỹ tương hỗ kiếm được thu nhập và lợi nhuận, tuy nhiên thu nhập cá nhân lại không được phản ánh trong giá trị NAV một cách tuyệt đối khi so sánh giữa hai ngày liên tiếp.
Một thước đo đáng tin cậy về hoạt động của quỹ tương hỗ là tổng lợi nhuận hàng năm, tức là tỷ suất lợi nhuận thực tế của một khoản đầu tư hoặc một nhóm các khoản đầu tư trong một khoảng thời gian đánh giá nhất định. Các nhà đầu tư và nhà phân tích cũng xem xét tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (Compound Annual Growth Rate – CAGR), đại diện cho tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian xác định (phải hơn một năm).
Ví Dụ Về Cách Tính Toán NAV Trong Chứng Khoáng Là Gì?

Một quỹ có:
- Tổng số tiền đầu tư vào các chứng khoán khác nhau trị giá 100 triệu, được tính toán dựa trên giá đóng cửa trong ngày của từng sản phẩm
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: 7 triệu
- Tổng các khoản phải thu: 4 triệu
- Thu nhập tích lũy trong ngày: 75.000
- Nợ ngắn hạn: 13 triệu
- Nợ dài hạn: 2 triệu
- Chi phí tích lũy trong ngày: 10.000
- Cổ phiếu đang lưu hành: 5 triệu
Thì NAV được tính như sau:
NAV | = [(100.000.000 + 7.000.000 + 4.000.000 + 75.000) – (13.000.000 + 2.000.000 + 10.000)] / 5.000.000 = (111.075.000 – 15.010.000) / 5.000.000 = 19.213 |
Vào ngày nhất định, cổ phiếu của quỹ tương hỗ sẽ được giao dịch ở mức 19.231/cổ phiếu.
NAVPS là gì?

Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (The Net Asset Value Per Share – NAVPS) của một quỹ được báo cáo cùng với báo giá của nó với một nhà môi giới hoặc cổng thông tin tài chính trực tuyến. Giá trị này hơi khác so với giá thị trường thực tế của quỹ vì NAVPS được tính một lần mỗi ngày, trong khi tài sản do quỹ nắm giữ có thể thay đổi giá trong suốt cả ngày.
Các Mốc Thời Gian Giao Dịch Cho NAV Là Gì?

Mặc dù giá trị tài sản thuần được tính toán và báo cáo vào một ngày làm việc cụ thể, nhưng tất cả các lệnh mua và bán đối với các quỹ tương hỗ đều được xử lý dựa trên thời điểm giới hạn tại NAV của ngày giao dịch. Nếu cơ quan quản lý yêu cầu giới hạn thời gian là 1:30 chiều, thì các lệnh mua và bán nhận được trước 1:30 chiều sẽ được thực hiện tại NAV của ngày cụ thể đó. Bất kỳ đơn đặt hàng nào nhận được sau thời gian giới hạn sẽ được xử lý dựa trên giá trị tài sản ròng của ngày làm việc tiếp theo.
Ý Nghĩa Của NAV Trong Chứng Khoán Là Gì?

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động đầu tư của một quỹ có đang trong trạng thái tăng trưởng hay không, người ta nghiên cứu chỉ số NAV. Đây là chỉ số có ý nghĩa đặc biệt đối với thị trường đầu tư chứng khoáng. Cụ thể:
- Khi chỉ số NAV cao hơn giá trị số cổ phiếu đã phát hành, điều này thể hiện việc một doanh nghiệp có thể đã tích lũy được nguồn vốn từ nguồn cũ hoặc các quỹ dự phòng khác để tạo lợi nhuận mới.
- Nếu chỉ số NAV của công ty bạn đang ở mức X nhưng lại đme đến giá trị cao hơn thì đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào việc mua thêm cổ phiếu, việc này sẽ giúp gia tăng khả năng thu lại lợi nhuận và nâng cao giá trị của chỉ số này trong thời gian tới.
- Ngược lại với tình huống ở trên, tức là chỉ số NAV đang ở mức X nhưng thua lỗ và chỉ số này có thể giảm bất cứ lúc nào thì càn cân nhắc và đưa ra các phân tích một cách kỹ lưỡng tránh những rủi ro, thiệt hại không đáng có.
Kết Luận
Từ những thông tin ở trên, ta có thể rút ra một số kết luận về NAV là gì như sau:
- NAV tức giá trị tài sản thuần là giá trị ròng của tài sản của quỹ đầu tư trừ đi nợ phải trả, chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
- Chỉ số NAV thường được sử dụng làm giá trị trên mỗi cổ phiếu được tính cho quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETF.
- NAV được tính vào cuối mỗi ngày giao dịch dựa trên giá đóng cửa của chứng khoán trong danh mục đầu tư trên thị trường.
Chỉ số NAV là giá trị ròng của tài sản của quỹ đầu tư trừ đi nợ phải trả, chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Các quỹ có thể được mở hoặc đóng và giá của mỗi cổ phiếu dựa trên NAV. Giá của mỗi cổ phiếu quỹ được phản ánh dưới dạng NAVPS hoặc giá trị trên mỗi cổ phiếu.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà cafeforexvn cung cấp đến bạn. Hi vọng, thông qua bài viết này bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quan nhất về NAV là gì hay NAV trong chứng khoán là gì. Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả những thông tin mà bạn cần biết về chỉ số này, hãy theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết chứa đựng đầy những thông tin thú vị tiếp theo.