Trái phiếu Panama trị giá 2,5 tỷ USD đã vượt mức đăng ký ba lần và là trái phiếu quyền lực đầu tiên được phát hành bởi quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh kể từ tháng 1…
Panama phát hành trái phiếu, mở ra hy vọng giữa cuộc khủng hoảng Covid-19
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với LatAm INVESTOR, tống thống mới của Panama, ông Laurentino Cortizo, nhớ lại “trận chiến kinh thiên động địa” để giành quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Cuối cùng vào năm 1999, Kênh đào được bàn giao lại cho chính phủ Panama. Cùng lúc đó “Zonies” – những người Mỹ sống và làm việc ở đó đã dự đoán rằng chính phủ Panama sẽ không thể điều hành tuyến đường thủy chiến lược như Mỹ đã làm. Họ đã đúng vì Panama thậm chí còn làm tốt hơn.

Hiện nay, Panama đang phải đối mặt với các trận chiến lịch sử khác. Đất nước này đã bị suy thoái kinh tế khi cuộc khủng hoảng do vi rút Corona đang xảy ra. Đại dịch này đã khiến các sân bay bị đóng cửa, cắt giảm việc đi lại và giảm giao thương. Đây là những vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với một quốc gia trung tâm toàn cầu như Panama.
Do đó, đợt phát hành trái phiếu gần đây rất quan trọng. Khoản tiền 2,5 tỷ USD sẽ giúp Panama tăng cường tài trợ cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp mạnh giúp đất nước này phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng. Hơn nữa, việc Panama chỉ phải trả lãi suất 4,5% trên trái phiếu với kỳ hạn 36 năm cho thấy các nhà đầu tư quốc tế vẫn quan tâm đến những câu chuyện xoay quanh đất nước này. Thật vậy, bằng cách tham gia vào thị trường trái phiếu, sau hai tháng gián đoạn, Panama đã mở đường cho các nước Mỹ Latinh khác, những nước cũng cần khai thác thị trường tài chính để có nguồn vốn ứng phó với đại dịch Coronavirus.
Những thách thức về cấu trúc tài chính
Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nền kinh tế Panama đã phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng. Trong 20 năm kể từ khi giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama, những nhà lãnh đạo kế tiếp của đất nước này đã tuân theo một công thức kinh tế đơn giản nhưng hiệu quả. Những cải tiến liên tục đối với Kênh đào mang lại doanh thu lớn hơn, được tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng. Trong 15 năm qua, Panama là công trường xây dựng lớn nhất ở châu Mỹ Latinh với các cảng, cầu, siêu thị, đường xá và các tòa nhà chọc trời đã định hình lại đất nước. Nền kinh tế phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng trung bình là 7,2%/năm trong giai đoạn 2001-2013.
Đại dịch này đã khiến các sân bay bị đóng cửa, cắt giảm việc đi lại và giảm giao thương. Đây là những vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với một quốc gia trung tâm toàn cầu như Panama…
Ứng biến nhanh chóng
Những vấn đề trên chỉ là mở đầu của một chuỗi những khó khăn nhưng chính phủ mới đã có những động thái ban đầu khi phải đối mặt với những thách thức phía trước. Trong vòng 100 ngày đầu tiên, chính quyền đã gặt được những thành công nhất định, chứng tỏ họ đã xác định được đúng các vấn đề. Để giải quyết tham nhũng, chính phủ Panama đã bổ nhiệm ba Thẩm phán tối cao không đảng phái. Đây là một bước quan trọng để tạo ra một hệ thống tư pháp chống tham nhũng. Chính sách quản lý đã nâng giới hạn thâm hụt tài khóa lên 3,5% GDP, cho phép chính phủ phát hành trái phiếu để thanh toán các khoản nợ của nhà nước cho các nhà thầu địa phương dưới thời chính phủ trước đó. Quản trị viên Kênh đào mới, Ricaurte Vásquez, đã nói rõ rằng nước là ưu tiên số một của ông, bỏ qua các dự án phù phiếm khác cho đến khi Kênh đào được sửa. Về mặt tài chính, chính phủ Panama đã thông qua bộ luật tuân thủ các tiêu chuẩn chống rửa tiền quốc tế. Cuối cùng là chính sách trợ cấp bất động sản cho những ngôi nhà tồn tại hàng thập kỷ có giá trị thấp đã được điều chỉnh để hỗ trợ một phần đối với thị trường rộng lớn này.
Xem thêm: OpenSea được định giá 13,3 tỷ USD trong Series C
Chính phủ mới đã có những động thái ban đầu khi phải đối mặt với những thách thức phía trước…
Biện pháp quan trọng nhất của chính phủ là luật Đối tác công tư mới. Một báo cáo gần đây đã khẳng định cấp độ đầu tư Baa1 (ổn định) của Panama. Tổ chức xếp hạng Moody nhấn mạnh áp lực tài chính trong ngành xây dựng, rằng chi phí cho cơ sở hạ tầng hiện chiếm 30% tổng chi tiêu từ nguồn vốn của chính phủ. Tỷ lệ này không bền vững đối với một quốc gia có các giới hạn pháp lý nghiêm ngặt về thâm hụt tài chính. Theo Annette Barcenas, một công ty luật địa phương chuyên xây dựng cơ sở hạ tầng giải thích: “Một trong những lý do khiến Panama có thể xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng trong 15 năm qua là nhờ cấu trúc tài chính cho phép chính phủ hoãn thanh toán cho các công trình sau thời kỳ nắm quyền của họ”. “Thật vậy, rất nhiều dự án hiện vẫn đang được giải ngân”. Tuy nhiên, theo mô hình PPP – Đầu tư theo mô hình đối tác công, nhà đầu tư sẽ đóng vai trò lớn hơn. Barcenas giải thích thêm: “Theo mô hình cũ, các công ty nhà thầu chỉ làm các công việc cung cấp hàng hóa và/hoặc dịch vụ. Cuối cùng, nguồn kinh phí vẫn đến từ chính phủ. Hiện nay, lĩnh vực đầu tư tài chính tư nhân đã phát triển mạnh mẽ hơn”.
Tất nhiên, việc tăng nguồn vốn chỉ là một phần của câu chuyện. Panama hiện cần phải đầu tư một cách khôn ngoan để đảm bảo rằng đất nước của họ có thể đối phó với cuộc khủng hoảng và có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự phục hồi toàn cầu. Sự phục hồi này được dự đoán sớm muộn gì cũng xảy ra.