Cafeforex – Phân tích kỹ thuật trong đầu tư ngoại hối?

Phân tích kỹ thuật là một bộ quy tắc giao dịch dùng để đánh giá đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ các hoạt động giao dịch, chẳng hạn như chuyển động giá và khối lượng giao dịch về thị trường ngoại hối
Các ý chính
- Phân tích kỹ thuật là một bộ quy tắc giao dịch dùng để đánh giá đầu tư và xác định ra cơ hội giao dịch dựa trên xu hướng và các mẫu hình giá trên biểu đồ.
- Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng hoạt động giao dịch và những thay đổi về giá của một loại chứng khoán nào đó trong quá khứ có thể trở thành những chỉ báo có giá trị giúp báo trước chuyển động giá của chứng khoán đó trong tương lai.
- Phân tích kỹ thuật có thể trái ngược với phân tích cơ bản, vì phân tích cơ bản vốn tập trung vào các yếu tố tài chính của doanh nghiệp nhiều hơn thay vì các mẫu hình giá hoặc xu hướng giá cổ phiếu trong quá khứ.
Xem thêm: Equity trong forex là gì? Ý nghĩa vốn chủ sỡ hữu trong Forex
Lý giải về phân tích kỹ thuật đầu tư ngoại hối
Không giống như phân tích cơ bản, một phương pháp vốn tập trung vào việc đánh giá giá trị của chứng khoán dựa trên các kết quả kinh doanh như doanh thu và lợi nhuận, phân tích kỹ thuật tập trung nghiên cứu về giá và khối lượng.
Các công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để soi xét ảnh hưởng từ yếu tố cung cầu của loại chứng khoán đang xét đối với những thay đổi về giá, khối lượng và độ biến động ngụ ý.
Phương pháp đầu tư trong ngoại hối
Phương pháp phân tích kỹ thuật thường được áp dụng để tìm ra tín hiệu giao dịch ngắn hạn từ các công cụ phân tích biểu đồ khác nhau, nhưng cũng có thể giúp trader nâng cao độ chính xác khi đánh giá điểm mạnh hoặc điểm yếu của loại chứng khoán đang xét so với thị trường chung hoặc một trong các phân ngành liên quan. Thông tin này có tác dụng giúp các nhà phân tích cải thiện ước tính định giá trên tổng thể.
Phương pháp phân tích kỹ thuật có thể được sử dụng cho bất kỳ loại chứng khoán nào có dữ liệu lịch sử giao dịch. Các loại chứng khoán này bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hàng hóa, chứng khoán thu nhập cố định, tiền tệ và các loại chứng khoán khác. Trong bài viết này, các trường hợp ví dụ thường sẽ dùng cổ phiếu để phân tích, nhưng nên nhớ rằng những khái niệm này có thể được áp dụng cho bất kỳ loại chứng khoán nào.
Góc nhìn của thực về và sự ra đợi của phân tích kỹ thuật
Trên thực tế, phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến hơn nhiều trong thị trường ngoại hối và forex hàng hóa, tại đây giới trader thường sẽ tập trung vào chuyển động giá ngắn hạn.
Khái niệm phân tích kỹ thuật như ngày nay lần đầu tiên được Charles Dow và Lý thuyết Dow đề cập đến vào cuối những năm 1800. Một số nhà nghiên cứu nổi danh như William P. Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và John Magee đều đã góp công bổ sung thêm cho Lý thuyết Dow để hình thành nền tảng vững chắc cho phương pháp phân tích kỹ thuật. Trong thời hiện đại, phương pháp phân tích kỹ thuật đã phát triển lên và xuất hiện thêm hàng trăm mẫu hình giá và tín hiệu qua nhiều năm nghiên cứu.
Nguyên lý hoạt động của thị trường ngoại hối
Nguyên lý hoạt động của phương pháp phân tích kỹ thuật là dựa trên giả định rằng hoạt động giao dịch và những thay đổi giá trong quá khứ của loại chứng khoán đang xét có thể là những chỉ báo có giá trị báo trước chuyển động giá của chứng khoán đó trong tương lai khi kết hợp với các quy tắc đầu tư hoặc giao dịch thích hợp. Các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác.
Trong khi đó những trader nhỏ lẻ có thể sẽ đưa ra quyết định chỉ dựa trên biểu đồ giá và các số liệu thống kê tương tự, nhưng những nhà phân tích cổ phiếu lão làng hiếm khi giới hạn phương pháp nghiên cứu của họ đơn thuần trong phạm vi phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật.
Hiểu rõ hơn về phương pháp kĩ thuật phân tích trong ngoại hối
Phân tích kỹ thuật xoáy sâu vào mục tiêu dự báo chuyển động giá của hầu hết mọi loại tài sản giao dịch nói chung, với điều kiện chúng phải chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu, trong đó bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai và các cặp tiền tệ. Trên thực tế, một số người còn nhận định rằng phân tích kỹ thuật chỉ đơn giản là bộ môn nghiên cứu về các lực lượng cung cầu mà hình chiếu của các lực lượng này được phản ánh qua chuyển động giá thị trường của chứng khoán. Phương pháp phân tích kỹ thuật thường tập trung nhiều nhất vào những thay đổi về giá, nhưng cũng có một số nhà phân tích theo dõi các con số khác ngoài giá, chẳng hạn như khối lượng giao dịch hoặc dữ liệu lãi suất mở.
Xem thêm: Vàng đi lên nhờ đồng USD lao dốc
Sự đa dạng về kỹ thuật trong ngoại hối
“Bộ môn” phân tích kỹ thuật có đến hàng trăm mẫu hình giá và tín hiệu đã được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ trader giao dịch theo trường phái kỹ thuật. Các nhà phân tích kỹ thuật cũng đã phát triển nhiều kiểu chiến lược giao dịch khác nhau để giúp họ đưa ra dự báo và giao dịch dựa trên chuyển động giá.
Một số chỉ báo chỉ tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện hữu, chẳng hạn như xác định ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, trong khi các chỉ báo khác tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục kéo dài của xu hướng đó. Các chỉ báo kỹ thuật và mẫu hình thường được sử dụng bao gồm đường xu hướng, kênh giá, đường trung bình động và chỉ báo động lượng.
Nói chung, các nhà phân tích kỹ thuật thường chú ý đến các loại chỉ báo chung như sau:
- Xu hướng giá
- Các mẫu hình trên biểu đồ
- Các chỉ báo về khối lượng và động lượng
- Chỉ báo dao động
- Đường trung bình động
- Mức hỗ trợ và kháng cự
Những giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật
Giới đầu tư và giao dịch thường dùng hai phương pháp chính để phân tích chứng khoán và đưa ra quyết định đầu tư, đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp đó, trong khi phân tích kỹ thuật giả định rằng giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công khai và thay vào đó tập trung vào việc phân tích thống kê chuyển động giá.
Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là để hiểu được tâm lý thị trường đằng sau xu hướng giá bằng cách vạch ra các mẫu hình và xu hướng giá thay vì phân tích các thuộc tính cơ bản của chứng khoán.
Charles Dow từng tung ra một loạt các bài xã luận thảo luận về lý thuyết phân tích kỹ thuật. Các bài viết của ông tập trung xoay quanh hai giả định cơ bản, và những giả định này từ đó tiếp tục hình thành khuôn khổ cho phương pháp giao dịch theo trường phái kỹ thuật.
Sơ bộ về thị trường và các bước chuyện động giá
- Thị trường phản ánh hiệu quả trước những giá trị đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chứng khoán, nhưng
- Ngay cả các bước chuyển động giá ngẫu nhiên của thị trường dường như cũng di chuyển theo các mẫu hình và xu hướng có thể xác định được và chúng có xu hướng lặp lại theo thời gian.
Các giả định đáng chú ý trong đầu tư ngoại hối
Ngày nay bộ môn phân tích kỹ thuật được phát triển dựa trên nền móng của nhà sáng lập Charles Dow. Các nhà phân tích chuyên nghiệp thường nhất trí với ba giả định chung của bộ môn này, gồm:
Thị trường phản ánh hàm súc mọi thứ
Giới phân tích kỹ thuật tin rằng tất cả mọi thứ, từ yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, các yếu tố thị trường chung cho đến tâm lý thị trường đều đã được định giá vào giá cổ phiếu.
Quan điểm này tương đồng với Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH) vốn đưa ra kết luận giả định tương tự về giá. Yếu tố duy nhất còn sót lại là phân tích chuyển động giá, mà các nhà phân tích kỹ thuật xem đây là sản phẩm của quy luật cung cầu đối với một cổ phiếu nhất định trên thị trường.
Giá di chuyển theo xu hướng
Các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng rằng, ngay cả khi thị trường chuyển động ngẫu nhiên, chuyển động giá chứng khoán cũng sẽ biểu hiện theo xu hướng bất kể trên khung thời gian nào. Nói cách khác, giá chứng khoán có nhiều khả năng tiếp tục xu hướng trong quá khứ hơn thay vì biến động thất thường. Hầu hết các chiến lược giao dịch kỹ thuật đều dựa trên giả định này.
Lịch sử có xu hướng tự lặp lại
Giới phân tích kỹ thuật cũng tin rằng lịch sử có xu hướng tự lặp lại. Chuyển động giá có bản chất lặp đi lặp lại là do tâm lý thị trường, mà yếu tố này thường rất dễ đoán dựa trên các loại cảm xúc như sợ hãi hoặc phấn khích.
Phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng các mẫu hình biểu đồ để phân tích những cảm xúc này và các chuyển động giá tiếp theo trên thị trường để nắm bắt được xu hướng. Mặc dù các phương pháp phân tích kỹ thuật đã được sử dụng trong hơn 100 năm qua có muôn hình vạn trạng nhưng chung quy chúng vẫn có liên quan mật thiết với nhau vì tất cả trong số đó đều áp dụng các mẫu hình chuyển động giá vốn thường lặp đi lặp lại.
Phân tích kỹ thuật so với phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, hai trường phái tư tưởng chủ đạo khi phân tích thị trường, nằm ở hai đầu đối lập nhau như hai mặt của đồng tiền. Cả hai phương pháp này đều được sử dụng để nghiên cứu và dự báo xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai, và cũng giống như bất kỳ chiến lược hay triết lý đầu tư nào khác, cả hai phương pháp này đều có cả phe ủng hộ và phe đối lập.
Chi tiết về phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là một phương pháp đánh giá chứng khoán bằng cách trắc lượng giá trị nội tại của chứng khoán đó. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau, từ nền kinh tế tổng thể và tình hình trong ngành nghề liên quan cho đến điều kiện tài chính và năng lực quản lý của các doanh nghiệp. Lợi nhuận, chi phí, tài sản và nợ phải trả đều là những yếu tố quan trọng đối với các nhà phân tích cơ bản.
Chi tiết về phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật khác với phân tích cơ bản ở chỗ giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu là “nguyên liệu” đầu vào duy nhất. Theo giả định cơ bản của trường phái phân tích kỹ thuật, tất cả các yếu tố cơ bản đã biết đều đã được tính vào giá cổ phiếu, do đó khi phân tích không cần phải chú ý đến chúng. Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ không tập trung đánh giá giá trị nội tại của cổ phiếu, mà thay vào đó họ sử dụng biểu đồ chứng khoán để tìm ra các mẫu hình và xu hướng để xác định xem giá cổ phiếu đó sẽ chuyển động như thế nào trong tương lai.
Hạn chế của phân tích kỹ thuật
Một số nhà phân tích và học giả nghiên cứu mong đợi Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH) sẽ lý giải cho họ nguyên nhân tại sao họ không nên kỳ vọng xuất hiện bất kỳ thông tin thúc đẩy hành động nào chứa trong dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Tuy nhiên, bằng cách lập luận tương tự, các yếu tố kinh doanh cơ bản có lẽ cũng không thể cung cấp bất kỳ thông tin thúc đẩy hành động nào. Những quan điểm này được gọi là dạng nhược và dạng bán cường của thuyết EMH.
Phương pháp phân tích kỹ thuật cũng có một điểm yếu khác đó là lịch sử sẽ không lặp lại chính xác hoàn toàn, vì vậy việc nghiên cứu mẫu hình giá cũng không hẳn là quá quan trọng và bước này có thể bị bỏ qua. Dường như chuyển động giá thậm chí có thể còn được mô hình hóa tốt hơn với thuyết giả định bước đi ngẫu nhiên.
Xem thêm: So sánh Disney với Amazon: cổ phiếu nào tốt hơn?
Điểm yếu chí mạng trong phân tích kỹ thuật ngoại hối
Điểm yếu thứ ba của phân tích kỹ thuật đó là phương pháp này quả thực có hiệu quả trong một số trường hợp nhưng chỉ là do phân tích kỹ thuật vốn là một kiểu tiên tri tự ứng nghiệm. Ví dụ: nhiều trader kỹ thuật sẽ đặt lệnh cắt lỗ bên dưới đường trung bình động 200 ngày của một cổ phiếu nhất định. Nếu có một số lượng lớn trader đã làm như vậy và cổ phiếu thực tế chạm đến mức giá này thì thị trường sẽ xuất hiện một số lượng lớn các lệnh bán, từ đó ép giá cổ phiếu xuống và hình thành xu hướng chuyển động giống như dự đoán của những trader đó.
Sau đó, những trader khác sẽ thấy giá giảm và cũng đặt lệnh bán theo, như vậy càng củng cố thêm sức mạnh của xu hướng. Áp lực bán ngắn hạn này có thể được coi là hiện tượng tự ứng nghiệm, nhưng áp lực này sẽ chẳng đủ sức ảnh hưởng bao nhiêu đến giá của cổ phiếu đang xét trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Tóm lại, nếu có đủ số lượng người sử dụng các tín hiệu giống nhau thì họ có thể tạo nên bước chuyển động giá vốn được báo trước bởi tín hiệu đó, nhưng về lâu dài, nhóm trader này sẽ không thể quyết định hướng dịch chuyển giá.
Các câu hỏi thường gặp
Các nhà phân tích kỹ thuật đưa ra những giả định gì?
Các nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhất trí với ba giả định chung của phương pháp này. Thứ nhất, tương tự như giả thuyết thị trường hiệu quả trong ngoại hối, thị trường phản ánh hàm súc tất cả mọi thứ. Thứ hai, họ kỳ vọng rằng ngay cả khi thị trường chuyển động ngẫu nhiên thì giá cũng sẽ thể hiện ra xu hướng bất kể trên khung thời gian nào. Cuối cùng, họ tin rằng lịch sử có xu hướng lặp lại. Chuyển động giá có bản chất lặp đi lặp lại là do tâm lý thị trường, mà tâm lý thị trường thường rất dễ đoán dựa trên những cảm xúc như sợ hãi hoặc phấn khích.
Sự khác biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai trường phái tư tưởng chủ đạo dùng để phân tích thị trường đầu tư ngoại hối và chúng nằm ở hai đầu đối lập nhau như hai mặt của đồng tiền. Phân tích cơ bản là một phương pháp đánh giá chứng khoán bằng cách trắc lượng giá trị nội tại của chứng khoán đó.
Theo giả định cơ bản của trường phái phân tích kỹ thuật, tất cả các yếu tố cơ bản đã biết đều đã được tính vào giá cổ phiếu, do đó khi phân tích không cần phải chú ý đến chúng.
Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ không tập trung đánh giá giá trị nội tại của cổ phiếu, mà thay vào đó họ sử dụng biểu đồ chứng khoán để tìm ra các mẫu hình và xu hướng để xác định xem giá cổ phiếu đó sẽ chuyển động như thế nào trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật có chức năng sử dụng như thế nào?
Phân tích kỹ thuật xoáy sâu vào mục tiêu dự báo chuyển động giá của hầu hết mọi loại tài sản giao dịch nói chung, với điều kiện chúng phải chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu, trong đó bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai và các cặp tiền tệ.
Dựa vào phương pháp phân tích kỹ thuật, có đến hàng trăm mẫu hình giá và tín hiệu đã được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ trader giao dịch theo trường phái kỹ thuật. Các nhà phân tích kỹ thuật cũng đã phát triển nhiều kiểu chiến lược giao dịch khác nhau để giúp họ đưa ra dự báo và giao dịch dựa trên chuyển động giá.
Khoa Phạm – Theo investopedia.com