Trên thị trường hiện nay có rất nhiều trường phái giao dịch khác nhau với nhiều phương pháp giao dịch đặc biệt như đếm sóng của Elliot, phương pháp phân tích theo lý thuyết của Dow,… hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương pháp giao dịch khá mới đối với các trader Việt đó chính là Volume Spread Analysis (VSA).
Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?

Định nghĩa Volume Spread Analysis (VSA):
VSA là viết tắt của 3 từ Volume – Spread – Analysis, là một trong những phương pháp phân tích khối lượng giao dịch của các loại tài sản trên thị trường tài chính như cổ phiếu, forex,… Nói một cách dễ hiểu Volume Spread Analysis (VSA) có hình dạng giống mô hình nến, Volume Spread Analysis (VSA) này thể hiện các khối lượng giao dịch cung và cầu trên thị trường để các nhà đầu tư có thể dựa vào đó dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai.
Volume Spread Analysis (VSA) hoạt động trên các thị trường này?
Volume Spread Analysis (VSA) là phương pháp dùng giá và khối lượng để truy dấu những hành động của những tay chuyên nghiệp, do đó, về cơ bản để VSA hoạt động chúng ta cần có hai điều kiện:
Thứ nhất, Volume Spread Analysis (VSA) hoạt động mạnh nhất ở các thị trường mà nơi đó có rất nhiều những trader chuyên nghiệp.
Thứ hai, Volume Spread Analysis (VSA) cần có các nguồn dữ liệu đáng tin cậy, hầu hết trên các thị trường như ngoại hối, tương lai,… điều có những điều kiện này.
Cách phân tích giá và khối lượng của Volume Spread Analysis (VSA)
Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều khái niệm và các phương pháp giao dịch đa dạng nhưng hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những phương pháp giao dịch với Volume Spread Analysis (VSA) đơn giản nhất và được rất nhiều trader sử dụng hiện nay.
- Nến No Demand trong xu hướng tăng
Khối lượng mua sẽ bắt đầu tăng lên khi xu hướng thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nếu như xu hướng tăng nhưng khối lượng mua không tăng thì xu hướng đó sẽ không thể kéo dài được.
Khi những nến No Demand xuất hiện trong xu hướng tăng giá thì đây là dấu hiệu khối lượng mua không tăng lên, và xu hướng tăng sắp kết thúc.
Dưới đây là một trong những cách để nhận biết No Demand:
- Các phiên trước đó sẽ có mức giá đóng cửa thấp hơn hiện tại.
- Trong hai phiên gần nhất có khối lượng giao dịch thấp.
- Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)
- Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm
Khi thị trường đang trong xu hướng giảm thì sẽ có rất nhiều các trader bán ra vì vậy giá sẽ bắt đầu giảm sâu hơn. Nếu thị trường có tín hiệu giảm giá, nhưng khối lượng giao dịch bán ra không tăng lên thì đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện sẽ sớm kết thúc.
Cách để nhận dạng No Selling Pressure, cho thấy xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc. Hình dạng nến như sau
Các phiên giao dịch liền trước có mức giá đóng cửa thấp hơn các phiên hiện tại.
Trong hai phiên gần nhất có khối lượng giao dịch thấp
Phạm vi biến động giá hẹp
Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng đường trung bình trượt EMA trong 20 giai đoạn làm chỉ báo xu hướng. Pink Blockchain sẽ sử dụng phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA để tìm các nến No Demand và No Selling Pressure để dự đoán xu hướng giá sắp kết thúc.
Xem thêm: Phe bò có thể lỗ 365 triệu USD khi quyền chọn Bitcoin hết hạn
Kết luận
Dựa trên thông tin từ mô hình nến, phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis với khối lượng mua – bán tài sản trên thị trường có thể là một trong những noi cung cấp cho bạn tín hiệu chuẩn xác nhất trước khi bắt đầu giao dịch. Hãy phân tích và áp dụng Volume Spread Analysis (VSA) thật kỹ nhé.
Giang