Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn hay ngân hàng SCB là một cái tên quen thuộc trong hệ thống ngân hàng hiện nay của Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian vừa rồi, cái tên ngân hàng SCB còn xuất hiện với tần xuất dày đặc hơn với những tin đồn phá sản, lừa đảo… Đây liệu có phải là những thông tin đúng với sự thật hay chỉ là những tin đồn dắt mũi dư luận? Cùng cafeforexvn tìm hiểu ngay SCB là ngân hàng gì và thực hư câu chuyện ngân hàng SCB bị phá sản để biết được uy tín hiện nay của ngân hàng này trên thị trường tài chính ngân hàng.
Ngân Hàng SCB Là Ngân Hàng Gì?

Ngân hàng SCB hay Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn là một ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam và hiện đang đặt trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2012 là thời điểm ngân hàng SCB được hợp nhất từ ba ngân hàng khác nhau là Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Sự kiện hợp nhất này là sự kiện tiêu biểu nhất lịch sử của ngành ngân hàng tại Việt Nam bởi đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên và cũng là dấu mốc cho sự lột xác của hệ thống ngân hàng trong việc tái cấu trúc.
Giới Thiệu Về Ngân Hàng SCB – SCB Là Ngân Hàng Gì?

Các Thông Tin Cơ Bản Bạn Cần Biết Về Ngân Hàng SCB
- Tên tiếng Việt của SCB là: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt của SCB là: Ngân hàng Sài Gòn
- Tên bằng tiếng nước ngoài của SCB là: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh ucuar SCB là: Saigon Commercial Bank
- Tên viết tắt: SCB
- Trụ sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
- Vốn điều lệ của SCB: Tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2021, vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn là 20.020.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi nghìn không trăm hai mươi tỷ đồng)
Lịch Sử Qúa Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng SCB
Ngày 26 tháng 12 năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN cho phép thành lập và thực hiện hoạt động cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) trên cơ sở sự tự nguyện hợp nhất của 3 ngân hàng là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn sau khi được hợp nhất đã chính thứ đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Đây được coi là một mốc son trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng nói trên, sự kiến này đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn về tổng quy mô tài sản, mạng lưới hoạt động…
Dựa trên nguồn nhân lực vững mạnh và nguồn vốn của ba ngân hàng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh với tổng tài sản đạt 673,276 tỷ đồng đúng đầu Việt Nam, tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2021, vốn điều lệ của SCB đăng lý đạt 20.020 tỷ đồng.
Ngân hàng SCB có hơn 239 điểm giao dịch cùng với mạng lưới kinh doanh rộng khắp của SCB hiện có tại 28 tỉnh/thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, cùng 7.000 nhân sự.
Lịch Sử Của Ba Ngân Hàng Thành Viên Trước Khi Được Hợp Nhất

Ngân Hàng Thứ Nhất: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Tên thực hiện giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK
Có tiền thân từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quế Đô được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 00018/NH-GP ngày 06 tháng 06 tháng 1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 06 năm 1992.
Ngày 08 nă 04 tháng 2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Tiêu biểu:
Ngày 27 tháng 12 năm 2010, vốn điều lệ của SCB đạt 4.184.795.040.000 đồng;
Ngày 30 tháng 09 năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng SCB đạt mức 77.985 tỷ đồng, So với đầu năm tăng gần 30%. Với mạng lưới giao dịch hoạt động tại 132 điểm kéo dài từ Nam ra Bắc.
Ngân Hàng Thứ Hai: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT TÍN NGHĨA
Tên bằng tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (TinNghiaBank)
Ngân hàng này có tiền thân từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tân Việt, được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 0164/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp vào ngày 22 tháng 08 năm 1992.
Ngày 18 tháng 01 năm 2006 đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN.
Tháng 01 năm 2009, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thái Bình Dương được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN với mục đích cơ cấu lại tổ chức và tăng tốc độ phát triển để theo kịp xu thế mới.
Tính đến cuối tháng 9 năm 2011, vốn điều lệ của TinNghiaBank là 3.399.000.000.000 đồng; tổng tài sản lên đến 58.939 tỷ đồng, so với năm 2010 đã tăng 26% và vượt 7,16% so với kế hoạch đề ra trước đó. Mạng lưới hoạt động của TinNghiaBank bao gồm 83 điểm giao dịch trải dài từ Nam ra Bắc.
Ngân Hàng Thứ Ba: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất
Tên thực hiện giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TIÊN
Tên bằng tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ NHẤT được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 0033/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 27 tháng 4 năm 1993 và Giấy phép thành lập số 534/GP-UB cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993 bởi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong khuôn khổ hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đệ Nhất chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 02 tháng 08 năm 1993.
Tính đến ngày 30/09/2011, vốn điều lệ của ngân hàng này là 3.000.000.000.000 VND. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh vượt mức mục tiêu tổng tài sản khi đạt hơn 17,1 nghìn tỷ đồng, vượt 128% so với kế hoạch. Mạng lưới hoạt động của Ficombank bao gồm 26 điểm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.
Cơ Cấu Tổ Chức Của Ngân Hàng SCB

Ban điều hành của ngân hàng SCB bao gồm các thành viên sau:
- Phó tổng giám đốc (thường trực): Ông Hoàng Minh Hoàn
Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Thanh phố Hồ Chí Minh.
Với 21 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng, Ông Hoàng Minh Hoàn từng đảm nhiệm các vị trí trọng yếu khác nhau của ngân hàng SCB cho đến thời điểm hiện tại.
- Phó tổng giám đốc: Ông Nguyễn Cửu Tính
Là cứ nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại Trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Cửu Tính có kinh nghiệm 14 năm thực hiện các công việc trong ngành Tài chính Ngân hàng. Ông cũng từng đảm nhiệm qua nhiều chức vụ, vị trí trọng yếu khác nhau tại SCB.
- Phó tổng giám đốc: Bà Đặng Thị Bảo Châu
Bà Châu tốt nghiệp đại học tại hai trường đại học lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh đó là Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh ngành Tài chính Ngân hàng và Trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ngành Luật.
Bà Đặng Thị Bảo Châu đã có 18 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng và bà cũng từng đảm nhiệm không ít các vị trí khác nhau trong hệ thống điều hành của ngân hàng SCB.
- Giám đốc kinh doanh tiền tệ: Ông Phan Hữu Ý
Với trình độ chuyên môn là thạc sỹ chuyên nhành Quản trị kinh doanh tại Trường University Of Applied Sciences Northwestern Switzerland cùng với gần 15 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường ngành Tài chính Ngân hàng, ông Phan Hữu Ý cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau tại các đơn vị khác nhau cho đến khi công tác tại ngân hàng SCB.
Cùng với, các thành viên ban điều hành khác như:
- Giám đốc khối giao dịch quốc tế: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
- Giám độc khối quản trị tài chính và nguồn vốn: Bà Trịnh Thị Thanh
- Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Kim Hằng
- Giám đốc hỗ trợ kinh doanh: Ông Lê Văn Chánh
- Giám đốc khối vận hành: Ông Võ Văn Tường
- Giám đốc pháp chế: Bà Nguyễn Hồ Thu Thủy
Ngân Hàng SCB Cung Cấp Những Dịch Vụ Gì?

Hiện nay ngân hàng SCB cung cấp các dịch vụ như:
Gói dịch vụ: Gói chi lương miễn phí trọn đời – S-PayRoll
Quản lý khoản phải chi:
- Dịch vụ thu thuế, thu phí xuất khẩu – nhập khẩu tại quầy;
- Dịch vụ nộp thuế nhập khẩu điện tử 24/7;
- Dịch vụ thanh toán hóa đơn;
- Dịch vụ chi hộ lương;
- Dịch vụ chi hộ tận nơi;
- Dịch vụ thanh toán định kỳ;
- Dịch vụ chuyển tiền online;
- Dịch vụ chuyển tiền thông thường;
- Dịch vụ nộp thuế nội địa thông qua hình thức điện tử;
- Dịch vụ cung ứng SEC và thanh toán SEC ghi danh trong nước;
- Dịch vụ thanh toán phí Logistic;
- Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng tốc độ nhanh phục vụ 24/7;
Quản lý khoản phải thu:
- Dịch vụ QR Merchant;
- Thu hộ tận nơi;
- Mã định danh.
Dịch vụ khác:
- Dịch vụ rút tiền mặt từ tài khoản chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI);
- Dịch vụ hóa đơn điện tử;
- Dịch vụ tài khoản số đẹp;
- Dịch vụ giao dịch qua email;
- Giao dịch trung gian thanh toán tiền chuyển nhượng tài sản;
- Dịch vụ giao dịch qua Fax;
- Nhận sổ phụ qua email/Post;
Các Giải Thưởng Mà Ngân Hàng SCB Đã Đạt Được

Năm 2022
- Đạt giải thưởng “Dịch vụ thẻ tín dụng đươc yêu thíc nhất Việt Nam năm 2022”
- Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2022
- Ngân hàng thương mại tốt nhất tại Việt Nam năm 2022
- TOP 50 doanh nghiệp có mức tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022
- Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh 2021
- Đạt giải “Nhà tạo lập thị trường giao dịch REPO nhiều thứ ba năm 2021”
- TOP 50 doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc 2021
- TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam năm 2021
Năm 2021
- Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh 2021
- Đạt danh hiệu ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng doanh số chi tiêu thẻ DEBIT năm 2021
- TOP 50 doanh nghiệp tại Việt Nam có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất
- Ngân hàng thương mại tốt nhất tại Việt Nam năm 2021
- Đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2021
- TOP 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam năm 2021
- Danh hiệu công nghệ ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam năm 2021
- Danh hiệu ngân hàng vì trách nhiệm cộng đồng tốt nhất tại Việt Nam năm 2021
Ý Nghĩa Logo Của Ngân Hàng SCB – SCB Là Ngân Hàng Gì?

Logo của ngân hàng SCB được thiết kế bao gồm hai phần (i) symbol và (ii) logotype.
Ngân hàng SCB sử dụng biểu tượng hình tròn cho phần symbol, biểu tượng này là sự kết hợp của các yếu tố khác nhau như:
- Đồng tiền xu cổ đại – đây là hình ảnh mang tính đại diện cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Không chỉ ngân hàng SCB mà một số ngân hàng khác cũng sử dụng hình này để thiết kế logo của riêng mình.
- Hình chiếc chìa khóa – đây là hình ảnh thể hiện mục tiêu của ngân hàng SCB mà mong muốn mang đến cho người sử dụng dịch vụ và sản phẩm tại ngân hàng những giải pháp tài chính toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng nhất.
- Phầm symbol trong logo của ngân hàng SCB được thiết kế với tổng thể mang biểu tượng của đất nước Việt Nam – chữ “S” – đây còn là một trong những chữ cái đầu trong tên của ngân hàng SCB.
- Phần nửa trên của phần symbol được thiết kế bằng những nét ngang cách điệu mang hình ảnh của một chiếc cầu thang, hàm ý ở đây chính là những bậc thang tiến đến với sự thành công.
Đối với phần logotype:
- Ngân hàng SCB thiết kế một cách cách điệu hình ảnh của chữ “C” – chữ cái thứ hai trong tên của ngân hàng SCB – hình ảnh này mang ý nghĩa SCB mở ra cánh cửa tài chính an toàn và vững mạnh để phục vụ khách hàng, kết hợp với đó là font chữ nhận diện của thương hiệu này.
- Việc kết hợp thiết kế chữ “C” cách điệu và phần symbol khi nhìn ở góc nhìn khác sẽ tạo nên hình ảnh của biểu tượng “vô cực” mang hàm ý của sự vĩnh cữu, trường tồn.
Logo của ngân hàng SCB sử dụng hai màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ, đây là những màu sắc biểu tượng cho sự sự tin tưởng, tinh thần trách nhiệm, niềm đam mê, sự tự hào và quyết tâm của ngân hàng SCB trong quá trình phát triển để thực hiện các cam kết phục vụ khách hàng một cách bền vững.
Uy Tín Của Ngân Hàng SCB – Ngân Hàng SCB Là Ngân Hàng Gì?

Thời gian vừa qua hẳn đa số trong chúng ta đều biết và quan tâm đến thực hư câu chuyện ngân hàng SCB bị phá sản, ngân hàng SCB lừa đảo… Vậy, những tin đồn này có thật không và uy tín của ngân hàng SCB hiện nay như thế nào?
Đối với các tín đồn ngân hàng SCB bị phá sản. Phải nói rõ rằng, để một ngân hàng đi đến con đường phá sản không phải là không khó, nhưng rất hiếm khi sảy ra. Tại thời điểm tin đồn này được đưa ra thị trường, có nhiều nguyên nhân khác nhau như việc một số chi nhánh của ngân hàng SCB ở nhiều nơi liên tiếp đóng cửa, một sự kiện buồn bên cạnh đó là việc một trong các thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng SCB qua đời và tiêu biểu nhất là sự kiện ngân hàng SCB bị lỗi hệ thống vào ngày 7 tháng 10 năm 2022 đã khiến cho tin đồn ngân hàng SCB bị phá sản bị đẩy lên cao, hệ quả là người người nhà nhà đổ xô nhau rút tiền trước hạn hàng loạt.
Đính chính những tin đồn thất thiệt này, đại diện ngân hàng SCB đã có khẳng định rằng các tin đồn là hoàn toàn sai sự thật và toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng SCB vẫn đang tiếp tục nỗ lực làm việc để đảm bảo lợi ích khách hàng là cao nhất. Cùng với đó, giám đốc Ngân hàng Nhà nước – ông Võ Minh Tuấn cũng đã có cuộc họp báo khẳng định tình trạng hoạt động của ngân hàng SCB vẫn đang diễn ra bình thường.
Như vậy, trước những làn sóng dư luận hiện nay, bạn cần nắm chắc thông tin để không bị những tin đồn không có thật dắt mũi.
Với lịch sử hình thành và phát triển của mình, cùng với các giải thưởng mà ngân hàng SCB nhận được thêm với đó là tác phong làm việc tận tâm, cung ứng đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất có thể nói ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng có uy tín cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Giữa sự đa dạng của hệ thống các ngân hàng hiện nay trên cả nước, nếu bạn đang băn khoăn không biết sử dụng dịch vụ tại ngân hàng nào thì ngân hàng SCB sẽ là một trong những lựa chọn bạn không nên bỏ qua.
Xem thêm: Tại sao các nhà đầu tư nên yêu thích cổ tức của McDonald’s
Các Số Điện Thoại Hỗ Trợ Khách Hàng Của Ngân Hàng SCB

Để hỗ trợ và cung cấp thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, ngân hàng SCB có hệ thống các hotline 24/7 để chăm sóc khách hàng khá đa dạng, với:
Các số điện thoại để khách hàng liên hệ với ngân hàng SCB như:
- (028) 7300 1899 hỗ trợ các thông tin về trái phiếu
- 1900 6538 và 1800 545438 thực hiện hỗ trợ các vấn đề trong nước
- +84 28 7300 6538 và +84 28 7302 5999 đễ được hỗ trợ các vấn đề quốc tế
Các số điện thoại của ngân hàng SCB khi SCB chủ động liên hệ với khách hàng như:
- (028) 7300 1899 cung cấp các thông tin về trái phiếu
- (028) 7300 6538 là đường dây tư vấn về các chương trình ưu đãi hiện có của ngân hàng SCB vào khung giờ từ 7h00 đến 21h00
- (028) 7303 5678 là dịch vụ tư vấn phát hành thẻ vào khung giờ từ 8h00 đến 17h00
- (028) 7302 5999 là dịch vụ xác minh giao dịch thẻ của ngân hàng SCB thực hiện 24/7
Lưu ý:
- Với đầu số 1900 6538 ngân hàng SCB thực hiện thu phí cuộc gọi đối với các khách hàng thường, mức phí là 1.000 đồng/phút.
- Đầu số 1800 545438 được ngân hàng SCB miễn phí cước gọi đối với các khách hàng cá nhân là Hội viên Premier, các chủ thẻ Visa Platinum, Visa Master Card World… và khách hàng doanh nghiệp VIP.
Tổng Kết
SCB là ngân hàng gì, với uy tín và lịch sử phát triển của, ngân hàng SCB đã, đang và sẽ là sự lựa chọn tin cậy hàng đầu của đông đảo khách hàng trên đất nước Việt Nam và cả những khách hàng khác trên toàn thế giới.
Như vậy, cafeforexvn đã cung cấp đến bạn những thông tin tổng quan nhất về ngân hàng SCB là ngân hàng gì, cũng như đã giới thiệu về ngân hàng SCB đến các bạn thông qua các sự kiện ra đời, các thông tin sản phẩm, dịch vụ… của ngân hàng này. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi và đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo của cafeforexvn để có thêm cho mình các thông tin hay nhất về tình hình thị trường hiện nay nhé.