Thứ Hai, Tháng Mười Hai 11, 2023
Trang chủBài học đầu tưKiến thứcSlippage là gì? Giải thích sự trượt giá trong Forex

Slippage là gì? Giải thích sự trượt giá trong Forex

Viết bởi Cafeforexvn

Cafeforexvn – Trượt giá (Slippage) có thể hay xuất hiện trong giao dịch forex nhưng lại thường bị hiểu nhầm. Hiểu cách trượt giá xảy ra cho phép trader giảm thiểu trượt giá tiêu cực, đồng thời có khả năng tận dụng trượt giá tích cực. Những khái niệm này sẽ được khám phá trong bài viết dưới đây để làm sáng tỏ cơ chế trượt giá trong forex, cũng như cách các trader có thể giảm thiểu các tác động bất lợi của chúng.

Slippage là gì? Giải thích sự trượt giá trong Forex
Slippage là gì? Giải thích sự trượt giá trong Forex

Trượt giá là gì?

Sự trượt giá xảy ra khi một lệnh giao dịch được thực hiện ở mức giá khác với giá đặt lệnh. Điều này thường phát sinh trong những thời kỳ biến động lớn hay những giai đoạn mà các lệnh không thể được khớp ở mức giá mong muốn.

Trượt giá trong forex hay bị nhìn nhận theo chiều hướng tiêu cực. Tuy nhiên, điều thường phát sinh trên thị trường này có thể có lợi cho các trader. Khi các lệnh giao dịch forex được gửi đi để thực hiện bởi nhà cung cấp thanh khoản hoặc ngân hàng, chúng sẽ được khớp ở mức giá tốt nhất sẵn có, cho dù giá thực hiện cao hơn hay thấp hơn giá đặt lệnh.

Các trường hợp giả định chi tiết

Để ví dụ cụ thể cho khái niệm này, giả sử bạn muốn mua EUR/USD với giá thị trường hiện tại là 1.3650. Khi lệnh được thực hiện, có ba khả năng có thể xảy ra: không trượt giá, trượt giá tích cực hoặc trượt giá tiêu cực. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: không trượt giá

Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có là 1.3650 (đúng bằng mức giá bạn yêu cầu). Lệnh được thực hiện ở mức 1.3650.

  • Trường hợp 2: trượt giá tích cực

Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có đột nhiên đổi thành 1.3640 (thấp hơn 10 pip so với giá đặt lệnh của bạn). Lệnh sau đó được thực hiện ở mức giá tốt hơn là 1.3640 này.

  • Trường hợp 3: trượt giá tiêu cực

Lệnh được đặt và giá mua tốt nhất hiện có thay đổi thành 1.3660 (cao hơn 10 pip so với giá đặt lệnh của bạn). Lệnh sau đó được thực hiện ở mức giá 1.3660.

Bất cứ khi nào bạn được khớp lệnh ở một mức giá khác với giá yêu cầu, đó được gọi là trượt giá.

Nguyên nhân trượt giá và cách phòng tránh

Vậy trượt giá (Slippage) forex xảy ra như thế nào và tại sao lệnh của bạn không thể được thực hiện ở mức giá mong muốn? Cần quay ngược trở lại nền tảng cơ bản về những yếu tố tạo nên thị trường: người mua và người bán. Với mỗi người mua tại một mức giá và quy mô giao dịch cụ thể, cần có lượng người bán tương ứng về mức giá và quy mô giao dịch. Nếu có sự mất cân bằng giữa người mua và người bán sẽ là nguyên nhân khiến giá cả tăng lên hoặc giảm xuống.

Bởi vậy, là một forex trader, nếu bạn định mua 100.000 EUR/USD ở mức giá 1.3650, nhưng không có đủ người (thậm chí không có ai) sẵn sàng bán EUR của họ với giá 1.3650 USD, lệnh của bạn sẽ cần xem xét các mức giá tốt nhất sẵn có và mua EUR với giá cao hơn, tạo ra trượt giá tiêu cực.

Thời điểm bán ra với thời điểm trượt giá (Slippage) liệu có đúng ?

Nếu có rất nhiều người muốn bán EUR của họ vào thời điểm lệnh của bạn được gửi đi, bạn có thể tìm thấy người bán sẵn sàng bán chúng với mức thấp hơn giá bạn đặt ban đầu, đem lại sự trượt giá tích cực.

Trượt giá cũng có thể xảy ra đối với các lệnh stop loss (cắt lỗ) thông thường, khiến mức stop loss không thể áp dụng được. Tuy nhiên, có loại “stop loss đảm bảo” khác với lệnh stop loss thông thường. Các khoản stop loss được đảm bảo sẽ được thực hiện ở mức giá nhất định và được sàn môi giới thực hiện bất kể tình huống nào đang diễn ra trên thị trường.

Về cơ bản, sàn môi giới sẽ chịu bất kỳ tổn thất nào do trượt giá có thể gây ra. Đổi lại, các stop loss đảm bảo thường đi kèm với một khoản phí cao nếu được kích hoạt.

Cặp tiền tệ nào ít bị trượt giá?

Trong điều kiện thị trường bình thường, các cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn sẽ ít bị trượt giá như EUR/USD và USD/JPY. Tuy nhiên, khi thị trường có nhiều biến động, như trước và trong giai đoạn có thông tin quan trọng công bố, ngay cả những cặp tiền tệ thanh khoản tốt cũng có thể dễ bị trượt giá.

Xem thêm bài viết: Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là gì?

Thủy Linh – Theo dailyfx.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI