Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 1, 2023
Trang chủBài học đầu tưKiến thứcSo Sánh Roa Và Roe Có Gì Giống Và Khác Nhau Ở...

So Sánh Roa Và Roe Có Gì Giống Và Khác Nhau Ở 2 Chỉ Số

Viết bởi Cafeforexvn

ROA và ROE là hai chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định chính xác và toàn diện nhất thì các nhà đầu tư cần kết hợp phân tích cả 2 chỉ số ROA và ROE. Vậy thì khi so sánh ROA và ROE thì có sự khác biệt như nào? Hãy cùng Cafe Forex VN tìm hiểu về câu trả lời cụ thể trong bài viết này.

ROE Là Gì?

Trước hết để so sánh ROA và ROE thì bạn cần nắm rõ các khái niệm có liên quan như ROE là gì? ROA là gì? Có ý nghĩa như thế nào? 

ROE là viết tắt của Return on Equity trong tiếng Anh. Đây là chỉ số đo lường tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Nói cụ thể hơn, chỉ số ROE dùng để đánh giá xem doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu so với số vốn chủ đưa vào doanh nghiệp. 

ROE Là Gì?
ROE Là Gì?

Chỉ số ROE được tính dựa trên tỷ số của thu nhập ròng là tử số với tổng số vốn chủ sở hữu là mẫu số. 

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đo lường doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu so với số vốn chủ sở hữu đưa vào doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tỷ số được tính với thu nhập ròng là tử số và tổng vốn chủ sở hữu là mẫu số. Trong đó, thu nhập ròng là một khoản mục được liệt kê trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Tổng số vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán. 

Chỉ số ROE của doanh nghiệp nào cao hơn thì doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hơn và có thể tạo ra lợi nhuận cao với một mức đầu tư cụ thể qua hình thức vốn chủ sở hữu. 

Chỉ số ROE cũng được tính phổ biến bằng công thức Dupont như sau: 

ROE= Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Phân tích Dupont là sự kết hợp của 3 yếu tố, nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp làm tăng chỉ số ROE trong trường hợp ROE quá thấp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và làm giảm chỉ số ROE nếu nó quá cao. Tóm lại, mô hình Dupont rất linh hoạt trong việc nhận ra thực trạng của doanh nghiệp, góp phần đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Hiểu chi tiết về roe là gì?

ROA Là Gì?

Vậy thì chỉ số ROA là gì? ROA là tên viết tắt của Return on Assets. Đây là chỉ số đo lường tỷ suất sinh lời của tài sản trong doanh nghiệp. Chỉ số ROA được dùng như thước đo để đánh giá tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra được so với tổng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp. Mô tả theo cách khác, chỉ số ROA đo lường xem doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số tiền được đầu tư bởi các cổ đông ưu đãi, của cổ đông vốn cổ phần và cả tổng đầu tư nợ. Đặc điểm chung là các nhóm nhà đầu tư này đều cung cấp số tiền cần thiết. 

Cách tính ROE là tỷ lệ giữa thu nhập ròng là tử số và tổng tài sản là mẫu số. Trong đó, tổng tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và các khoản nợ, là kết quả cộng các chi phí lãi vay vào thu nhập ròng, nằm trong tử số của tỷ lệ ROA.  

Tương tự với chỉ số ROE, tử số là thu nhập ròng nằm trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp và mẫu số là tổng tài sản nằm trong mục bảng cân đối kế toán. Đó là lý do giải thích cho việc giá trị trung bình của tổng tài sản được lấy ở mẫu số.

Hiểu chi tiết về roa

ROA Là Gì?
ROA Là Gì?

So Sánh Giữa ROA Và ROE

So Sánh Giữa ROA Và ROE
So Sánh Giữa ROA Và ROE

Về cơ bản, ROA và ROE đều là tỷ suất sinh lời cho thấy mức lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra là bao nhiêu. Chỉ số ROA và ROE đều cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt và ngược lại. Tuy nhiên, so sánh ROA và ROE, ta vẫn thấy những điểm khác biệt mấu chốt như: 

ROE là tỷ suất sinh lời so với vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho tổng số vốn chủ sở hữu. ROA là tỷ suất sinh lời so với tổng tài sản, được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng với tổng tài sản. 

Nhờ vào chỉ số ROE, các nhà đầu tư có thể nhận thấy mức thu nhập của một doanh nghiệp đối với số vốn chủ sở hữu đưa vào doanh nghiệp. Với ROA thì đo lường mức lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra so với tổng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp.

Có thể sử dụng mô hình Dupont linh hoạt để tính tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đối với ROA thì hoàn toàn không có sẵn công cụ như vậy.

Tính toán ROE đơn giản hơn so với tính ROA. Với ROE thì chỉ cần xem xét đến vốn cổ phần của các nhà đầu tư. Còn ROA thì tất cả các vốn chủ sở hữu của cổ đông, cổ đông ưu d dãi và tổng đầu tư nợ đều phải tính đến. 

Không cần phải điều chỉnh tử số (thu nhập ròng) trong khi tính toán ROE vì vốn chủ sở hữu được tính là mẫu số. Trong khi đó, để tính ROA thì nhất thiết phải cộng chi phí lãi vay vào tử số là lợi nhuận ròng bởi lẽ tổng tài sản được cung cấp bởi cả chủ sở hữu vốn và chủ sở hữu nợ. 

Điểm Khác Nhau Giữ ROA Và ROE

Để có hình dung rõ ràng nhất về sự khác nhau giữa ROA và ROE thì mời bạn tham khảo bảng so sánh ROA và ROE chi tiết dưới đây:

Điểm Khác Nhau Giữ ROA Và ROE
Điểm Khác Nhau Giữ ROA Và ROE

Đặc điểm

 

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

 

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

Khái niệm

 

ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đưa vào doanh nghiệp. Đây là công cụ dùng để đo lường doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận so với số vốn chủ sở hữu đưa vào doanh nghiệp.

 

ROA là tỷ suất sinh lời so với tổng tài sản Đây là thước đo dùng để đánh giá xem số lợi nhuận được tạo ra bởi doanh nghiệp so với tổng tài sản.  

Sự khác biệt về mẫu số

 

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ giữa tử số là thu nhập ròng với mẫu số là tổng số vốn chủ sở hữu. 

ROE= Thu nhập ròng/ tổng số vốn chủ 

 

Tỷ suất sinh lời so với tổng tài sản (ROA) được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản. 

ROA= Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản.

Phân tích DU Pont

 

ROE cũng được đo lường bằng mô hình Dupont, giúp xác định sự tăng giảm của chỉ số ROE là do sự biến đổi của yếu tố tỷ suất lợi nhuận ròng hay đòn bẩy hoặc do vòng quay tài sản. 

 

Không có biện pháp nào như Dupont để áp dụng cho việc tính toán ROA. 

Các nhà đầu tư

 

Chỉ có các nhà đầu tư cổ phần mới được xem xét tính ROE. 

 

ROA đo lường số lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra được so với các khoản vốn đầu tư được tạo ra bởi các cổ đông ưu đãi, cổ đông vốn chủ sở hữu và các tổng đầu tư nợ khi các nhà đầu tư cung cấp số vốn cần thiết cho tổng tài sản. 

Điều chỉnh

 

Không cần điều chỉnh tử số vì dưới mẫu số là vốn chủ sở hữu chứ không phải là tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Vì không ràng buộc với các khoản nợ nên lãi không cần cộng ngược lên tử số.

 

Với lý do là tổng tài sản có sự tham gia của cả vốn chủ sở hữu và nợ nên phải được cộng dồn vào chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trên tử số, nằm trong tử số của tỷ lệ. 

Kết Luận

Bài viết trên đây, Cafe Forex VN đã chia sẻ nhứng kiến thức cụ thể và chi tiết nhất khi so sánh ROA và ROE. Mong rằng trong khi đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng và kết luận về tình hình hoạt động và tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, bạn cần phải xem xét cả hai chỉ số ROA và ROE bởi vì hai chỉ số này rất quan trọng.

Chúc các bạn thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI