Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 10, 2023
Trang chủBài học đầu tưKiến thứcTìm hiểu tác động của các yếu tố kinh tế đến thị...

Tìm hiểu tác động của các yếu tố kinh tế đến thị trường Forex

Viết bởi Cafeforexvn

Forex là một thị trường toàn cầu đúng nghĩa với sự tham gia của người mua và người bán từ khắp nơi trên thế giới cùng hàng nghìn tỷ đô la giao dịch mỗi ngày. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các sự kiện kinh tế vĩ mô ở khắp mọi nơi đóng một vai trò lớn đối với thị trường forex.

Tìm hiểu tác động của các yếu tố kinh tế đến thị trường Forex

Các trader giờ đây không cần thiết phải gắn bó với các loại tiền tệ phổ biến nữa, song chúng vẫn được coi là một sự khởi đầu tốt. Dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận về một số xu hướng và sự kiện kinh tế sẽ giúp những người mới tham gia thị trường trở thành trader forex thành công.

Tìm hiểu tác động của các yếu tố kinh tế đến thị trường Forex

CÁC Ý CHÍNH

  • Các số liệu thống kê kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như lạm phát, có tác động lớn nhất đến thị trường forex.
  • Thị trường cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và các thị trường vốn khác cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên tỷ giá hối đoái.
  • Các số liệu thương mại quốc tế, chẳng hạn như thâm hụt và thặng dư thương mại, cũng đóng một vai trò quan trọng trong thị trường forex.
  • Tin tức chính trị cũng có thể quan trọng đối với các trader forex, đặc biệt là khi những kết quả không lường trước xảy ra.

Vai trò của kinh tế vĩ mô trong forex

Thị trường forex chủ yếu bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định của trader và từ đó xác định giá trị của một loại tiền tệ tại bất kỳ thời điểm nào. Sức khỏe của nền kinh tế của một quốc gia là nhân tố chính xác định tỷ giá hối đoái của đồng tiền của quốc gia đó. Sức khỏe kinh tế tổng thể có thể thay đổi nhanh chóng bởi các sự kiện hiện tại và các thông tin mới. Tuy nhiên, hầu hết các trader forex giỏi đều có tính kỷ luật cao và tuân thủ một số quy tắc giao dịch. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một số yếu tố ảnh hưởng đến vị thế của một nền kinh tế và dẫn đến những thay đổi về giá trị đồng tiền của nền kinh tế đó.

Lưu ý quan trọng: Thị trường tiền tệ vô cùng phức tạp, vì vậy không có nhóm các yếu tố cụ thể nào xác định hoàn toàn tỷ giá hối đoái. Hãy luôn sẵn sàng cho những điều bất ngờ.

Thị trường vốn và Forex

Thị trường vốn toàn cầu có lẽ là chỉ báo rõ ràng nhất về sức khỏe của một nền kinh tế. Có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin công khai trên thị trường vốn. Bên cạnh đó là một luồng phương tiện truyền thông đưa tin đều đặn và thông tin được cập nhật đến từng giây về các giao dịch của các tập đoàn, tổ chức và các tổ chức chính phủ. Một đợt tăng giá hoặc bán tháo chứng khoán tại một quốc gia nào đó là một tín hiệu rõ ràng cho thấy triển vọng tương lai của nền kinh tế đó đã thay đổi.

Ngoài ra, nhiều nền kinh tế được định hướng theo ngành, chẳng hạn như thị trường dựa trên hàng hóa của Canada. Đồng đô la Canada có mối tương quan chặt chẽ với hàng hóa, chẳng hạn như dầu thô và kim loại. Giá dầu tăng có thể dẫn đến sự tăng giá của đồng đô la Canada so với các đồng tiền khác. Các trader hàng hóa, giống như các trader forex, phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu kinh tế để thưc hiện các giao dịch của họ. Trong nhiều trường hợp, cùng một dữ liệu sẽ có tác động trực tiếp đến cả hai thị trường. Giao dịch dựa trên tương quan tiền tệ và hàng hóa là một chủ đề hấp dẫn.

Thị trường trái phiếu cũng rất quan trọng đối với những gì đang diễn ra trên thị trường forex vì cả chứng khoán và tiền tệ t tạo ra thu nhập cố định đều phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất. Biến động giá trái phiếu kho bạc là một yếu tố tác động lên sự biến động của tỷ giá hối đoái, có nghĩa là sự thay đổi của lợi tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ. Do đó, điều cần thiết để trở thành một trader forex xuất sắc là phải hiểu về trái phiếu, và đặc biệt là trái phiếu chính phủ.

Thương mại quốc tế và Forex

Một yếu tố quan trọng khác là cán cân thương mại giữa các quốc gia. Cán cân thương mại đóng vai trò đại diện cho nhu cầu tương đối đối với hàng hóa của một quốc gia. Một quốc gia có các sản phẩm hoặc dịch vụ có nhu cầu cao trên thế giới thường sẽ thấy đồng tiền của quốc gia đó tăng giá. Ví dụ, người mua phải chuyển đổi tiền của họ sang đô la Úc nếu họ muốn mua hàng từ Úc. Nhu cầu tăng lên đối với đồng đô la Úc sẽ gây áp lực lên giá trị của nó.

Mặt khác, các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn là những nước mua ròng hàng hóa quốc tế (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu). Tức là nước này trả nhiều tiền của họ hơn để mua tiền của các quốc gia khác và thanh toán cho hàng hóa nước ngoài. Loại tình huống này có thể có tác động tiêu cực đến giá trị đồng tiền của nước nhập khẩu.

Tin tức chính trị và thị trường forex

Bối cảnh chính trị đóng một vai trò quan trọng đối với triển vọng chung của một quốc gia cũng như giá trị được công nhận của đồng tiền của quốc gia đó. Các trader forex liên tục theo dõi các tin tức và sự kiện chính trị để dự đoán những thay đổi trong chính sách kinh tế của các chính phủ. Những thay đổi này có thể bao gồm sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ và những điều chỉnh trong các quy định áp dụng đối với các lĩnh vực hoặc ngành cụ thể. Những thay đổi trong các quy định liên quan đến ký quỹ hoặc đòn bẩy hiện hành dành cho các trader thường có tác động mạnh mẽ đến thị trường.

Các đợt bầu cử với những kết quả không chắc chắn luôn là những sự kiện quan trọng đối với thị trường tiền tệ. Tỷ giá hối đoái thường phản ứng có lợi đối với chiến thắng của các bên ủng hộ tăng trưởng hoặc có trách nhiệm tài chính. Một cuộc trưng cầu dân ý cũng có thể có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Một ví dụ điển hình là cuộc bỏ phiếu Brexit, đã có tác động đáng kể đến đồng bảng Anh khi người dân Anh bỏ phiếu rời EU.

Các chính sách tài khóa và tiền tệ của bất kỳ chính phủ nào chính là những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình ra quyết định kinh tế của chính phủ đó. Ngoài ra, các quyết định ảnh hưởng đến lãi suất của ngân hàng trung ương cũng được thị trường forex quan tâm theo dõi để nắm bắt bất kỳ thay đổi nào của các tỷ giá quan trọng hoặc tầm nhìn tương lai của các nhà hoạch định chính sách.

Thống kê kinh tế và Forex

Các báo cáo kinh tế là xương sống trong chiến thuật của các trader forex. Nắm bắt và theo dõi lịch báo cáo kinh tế là điều quan trọng để duy trì sự cập nhật trong thị trường có nhịp độ nhanh này. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể là số liệu thống kê kinh tế rõ ràng nhất, vì nó là cơ sở đánh giá hiệu quả và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. GDP đo lường tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là GDP là một chỉ báo chậm. Điều đó có nghĩa là nó thông tin  về các sự kiện và xu hướng đã xảy ra.

Lạm phát cũng là một chỉ báo quan trọng, vì nó cho thấy mức độ giá tăng và sức mua giảm. Tuy nhiên, lạm phát là con dao hai lưỡi. Nhiều người coi đó là áp lực giảm giá đối với đồng tiền do sức mua đang giảm dần. Song, lạm phát cũng có thể dẫn đến tăng giá tiền tệ, vì nó có thể buộc các ngân hàng trung ương phải tăng tỷ giá để kiềm chế mức lạm phát gia tăng. Lạm phát là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nhà kinh tế học và sự ảnh hưởng của nó đối với tiền tệ thường không rõ ràng.

Tỷ lệ việc làm, doanh số bán lẻ, các chỉ số sản xuất và công suất hiệu dụng cũng mang thông tin quan trọng về sức mạnh hiện tại và được dự đoán của một nền kinh tế và tiền tệ của nó. Chúng có thể xác nhận cho các yếu tố chính đã nêu ở trên.

Kết luận

Thị trường forex bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế tác động đến giá trị và sức mạnh của đồng tiền của một quốc gia. Triển vọng kinh tế của một quốc gia là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị đồng tiền của quốc gia đó. Nắm được các yếu tố và chỉ báo cần theo dõi sẽ giúp bạn bắt kịp nhịp độ của thế giới forex đầy cạnh tranh và biến động nhanh chóng này.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI