Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc tài sản lưu động là gì, có những loại tài sản lưu động nào và vai trò của nó ra làm sao. Để giải đáp được câu hỏi này, Cafeforexvn sẽ giúp bạn tìm hiểu về tài sản lưu động là gì. Cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Tài Sản Lưu Động Là Gì?
Tài sản lưu động có thể tên gọi là tài sản ngắn hạn nó thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp có đặc điểm thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoàn thành trong một chu kỳ sản xuất.
Tài sản lưu động gồm các tài sản như: tiền mặt, các khoản thu ngắn hạn, tiền gửi ngân hàng,…. và những tài sản có thể đổi được sang tiền mặt trong thời hạn dưới một năm. Đa số, các tài sản đều có thời gian luân chuyển, sử dụng và thu hối vốn trong một năm.
Trong phạm vi một chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động sẽ luôn thay đổi về hình thái của nó. Hơn nữa, giá trị của nó sẽ được chuyển hết một lần cho sản phẩm mới ra và thu hoài tất cả một lần khi đã thanh toán sản phẩm.

Vai Trò Của Tài Sản Lưu Động
Tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp đang kinh doanh. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đảm bảo được tốc độ vận hành không bị trì hoãn, không ngắt quãng, gián đoán và tồn động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí và sẽ làm tăng lợi nhuận trong lương lại. Hơn hết, tài sản lưu động sẽ giúp các doanh nghiệm kiểm soát được hoạt động sản xuất.
Phân Loại Tài Sản Lưu Động
Phân loại theo lĩnh vực
Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động sẽ phân thành 2 bộ phận:
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm các bộ phận về vật tư dự trữ nhằm đảm bảo trong quá trình sản xuất liên tục như vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu hay các bộ phận đang trong sản xuất: bán thành phẩm, sản phẩm dang dở,…
- Tài sản lưu động lưu thông: Là tài sản lưu dộng trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp kinh doanh: thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước,….
Trong quá trình kinh doanh sản xuất, tài sản lưu động lưu thông sẽ vận động và thay thế chuyển hoán cùng nhau để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
Phân loại theo thanh khoản
Tiền: Đây là tài sản bao gồm tiền mặt trong quỹ, trong tài khoản ngân hàng. Còn bao gồm khoản tiền như:
- Tiền trong thanh toán
- Tiền dưới dạng séc
- Tiền trong thẻ tính dụng hoặc thẻ ATM
Các kim loại quý: Vàng, bạc đá, đá quý, kim khí quý là những nhóm tài sản dùng vào mục đích dự trữ. Nhưng trong các ngành về tài chính, ngân hàng thì lại có giá trị rất lớn
Tài sản tương đương tiền: Là nhóm tài sản có thể chuyển đổi cao là loại tài sản dễ bán ra và đổi sang tiền. Lưu ý: Không phải các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này nhưng chứng khoán ngắn hạn dễ bán sẽ thuộc trong nhóm tài sản tương đương tiền
Chi phí trả trước: Gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho các nhà cung cấp và đối tượng khác. Khoản trả trước sẽ có rủi ro cao vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Các khoản phải thu: Là tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp và những công ty kinh doanh thương mại Các khoản phải thu có nhiều mục khác nhau trong quan hệ hợp đồng
Hàng hóa vật tư: Đây được xem là mục hàng tồn kho. Hàng tồn kho ở đây có thể hiểu là những vật liệu đang tồn trong kho hoặc xưởng gồm: nguyên vật liệu chính – phụ, thành phẩm,…
Các chi phí chờ phân bổ: Một khối lượng nguyên vật liệu và khoản phí phát sinh chưa phân bổ vào giá thành của một sản phẩm hay dịch vụ. Nó sẽ đưa vào các giá thành phù hợp trong khoản thời gian
Phân loại theo hình thức pháp lý
Hình thức pháp lý được chia thành 2 loại khác nhau:
- Tài sản lưu động thường xuyên: Đây là các tài sản lưu động mà được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh gồm: Tài sản lưu động trong sản xuất, tiền mặt hàng hoá,…
- Tài sản lưu động tạm thời: Là các tài sản chỉ phát sinh nhu cầu sử dụng trong một thời gian ngắn hạn hoặc không có quy luật. Vì thế khi có loại tài sản phát sinh hay thời điểm phát sinh chỉ cần thanh toán một cách hợp lý, phù hợp là được.

Công Thức Để Tính Tài Sản Lưu Động
Tài sản lưu động sẽ có thời hạn nên vốn lưu động cũng sẽ thay đổi về hình thái biểu hiện của nó theo các giao đoạn sản xuất kinh doanh. Để tính tài sản lưu động, dưới đây là công thức để tính:
Tài sản lưu động = Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng + Các khoản phải thu + Công nợ + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn + Chi phí trả trước
So Sánh Giữa Tài Sản Lưu Động Và Tài Sản Cố Định
Tài sản lưu động
- Là tư liệu lao động tham gia vào một chu kỳ sản xuất như hàng tồn kho, các khoản vay, chi phí trả trước,….
- Có mục đích là giữ và bán lại
- Thời gian tổ chức: Từ 1 năm trở xuống
- Chu kỳ sản xuất: Tham gia vào 1 chu kỳ
- Hình thái vật chất: Sẽ luôn biến đổi
- Luân chuyển về giá trị: Chuyển toàn bộ một lần và thu hồi một lần
- Quy đổi về tiền mặt: Dễ thực hiện, được chuyển đổi tiền mặt nhanh
- Nguồn vốn đầu tư: Cần nguồn tài chính ngắn hạn mua lại
- Lợi nhuận khi bán: Khi bán tài sản lưu động lợi nhuận hay thua lỗ có tính chất kinh doanh
Tài sản cố định
- Là tư liệu lao động chuyên dùng để sản xuất trong kinh doanh có giá trị lớn như đất đai, máy tính, máy móc, xe cộ,…
- Mục đích của tài sản cố định là tạo ra thu nhập và tiếp tục dùng
- Thời gian tổ chức: Hơn 1 năm
- Chu kỳ sản xuất: Tham gia vào nhiều quá trình sản xuất
- Hình thái vật chất: Không thay đổi
- Luân chuyển về giá trị: Luân chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm
- Quy đổi về tiền mặt: Khó thực hiện dễ dàng
- Nguồn vốn đầu tư: Cần vốn đầu tư lớn và dài hạn
- Lợi nhuận khi bán: Khi bán tài sản cố định, lãi hay lỗ là của vốn công ty

Xem thêm: Chi phí vốn lưu động là gì?
Kết Luận
Trong bài viết này, Cafeforexvn đã cung cấp các thông tin cho các bạn. Để mọi người có thể hiểu tài sản lưu động là gì từ đó rút ra được các kiến thức cho bản thân mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết