Cafeforex – Sàn giao dịch chứng khoán là gì?
Một sàn giao dịch chứng khoán (sở giao dịch chứng khoán) không sở hữu cổ phiếu. Thay vào đó, nó hoạt động như một thị trường nơi người mua cổ phiếu kết nối với người bán cổ phiếu. Cổ phiếu có thể được giao dịch trên một số sàn giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hoặc Nasdaq. Mặc dù hầu hết cổ phiếu được giao dịch thông qua một nhà môi giới, điểm quan trọng cần nắm là phải hiểu mối quan hệ giữa các sàn giao dịch và các công ty giao dịch. Ngoài ra, các sàn giao dịch khác nhau sẽ đề ra những yêu cầu khác nhau để bảo vệ các nhà đầu tư.

CÁC ĐIỂM CHÍNH
- Sàn giao dịch chứng khoán là một địa điểm tập trung các tập đoàn và các chính phủ để các nhà đầu tư có thể mua và bán tài sản vốn.
- Các sàn giao dịch đấu giá như Sở giao dịch chứng khoán New York cho phép các nhà giao dịch và nhà môi giới giao tiếp bằng lời nói và cử chỉ để thực hiện các lệnh mua và bán.
- Các sàn giao dịch điện tử diễn ra trên các nền tảng điện tử, vì vậy chúng không yêu cầu địa điểm tập trung thực tế để thực hiện các giao dịch.
- Mạng kế nối điện tử kết nối trực tiếp người mua và người bán bằng cách bỏ qua các nhà tạo lập thị trường.
- OTCBB và Pink Sheets là hai thị trường OTC (phi tập trung) khác nhau, nơi giao dịch cổ phiếu đã bị hủy niêm yết hoặc cổ phiếu chưa niêm yết.
Xem thêm: Ba lý do khiến bê bối FTX lại là động lực tích cực cho Bitcoin
Cách thức hoạt động của Sàn giao dịch chứng khoán
Sàn giao dịch chứng khoán là nơi giao dịch các công cụ tài chính khác nhau, bao gồm cổ phiếu, hàng hóa và trái phiếu. Các sàn giao dịch tập hợp các tập đoàn và chính phủ lại với nhau cùng với các nhà đầu tư. Các sàn giao dịch cung cấp thanh khoản cho thị trường, đồng nghĩa có đủ người mua và người bán để các giao dịch có thể được xử lý hiệu quả mà không bị chậm trễ. Sàn giao dịch cũng đảm bảo giao dịch diễn ra một cách có trật tự và công bằng để thông tin tài chính quan trọng có thể được truyền đến các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính.
Lần đầu tiên cổ phiếu có thể mua bán trên một sàn giao dịch sau khi một công ty tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Một công ty bán cổ phiếu cho một nhóm cổ đông đại chúng ban đầu trong một đợt IPO được gọi là giao dịch trên thị trường sơ cấp. Sau khi IPO, cổ phiếu chuyển giao sang cho các cổ đông đại chúng, lúc này cổ phiếu có thể được bán và mua trên một sàn giao dịch hoặc thị trường thứ cấp.
Cách thức hoạt động của sàn giao dịch
Công chúng có thể giao dịch cổ phiếu trên thị trường thứ cấp sau khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Sàn giao dịch theo dõi luồng lệnh đối với từng cổ phiếu, và chính luồng cung và cầu sẽ thiết lập giá cổ phiếu. Tùy thuộc vào loại tài khoản môi giới, bạn có thể xem luồng giá này. Ví dụ: nếu giá chào mua của một cổ phiếu là 40 USD, điều này đồng nghĩa một nhà đầu tư đang nói với sàn giao dịch rằng họ sẵn sàng mua cổ phiếu đó với giá 40 USD. Đồng thời, bạn có thể thấy giá chào bán là 41 USD, có nghĩa là ai đó khác sẵn sàng bán cổ phiếu với giá 41 USD. Sự khác biệt giữa hai mức giá này là chênh lệch giá mua – giá bán.
Sàn giao dịch đấu giá
Sàn giao dịch đấu giá — hay thị trường đấu giá — là nơi gười mua và người bán đồng thời đặt giá mua và bán cạnh tranh. Tại một sàn giao dịch đấu giá, giá cổ phiếu hiện tại là giá cao nhất mà người mua sẵn sàng chi trả, trong khi giá thấp nhất là giá mà người bán sẽ chấp nhận. Các giao dịch sau đó được khớp và khi được khớp với nhau, lệnh sẽ được thực hiện.
Thị trường đấu giá còn được gọi là hệ thống đấu giá mở. Các nhà môi giới và các nhà giao dịch giao tiếp bằng lời nói và cử chỉ trên sàn hoặc phòng giao dịch để mua và bán chứng khoán. Mặc dù hệ thống này đang dần bị thay thế bởi các hệ thống điện tử, một số sàn giao dịch vẫn sử dụng hệ thống đấu giá, bao gồm cả Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Phiên đấu giá của sàn giao dịch
Phiên đấu giá đóng cửa của NYSE là sự kiện cuối cùng trong ngày giao dịch khi giá đóng cửa của mỗi cổ phiếu được xác định bằng cách tập hợp tất cả người mua và người bán lại với nhau để thiết lập giá cho tất cả các mã liên quan.
Phiên đấu giá đóng cửa trên NYSE là một trong những thời điểm giao dịch bận rộn nhất trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ khi có gần 223 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Xem thêm: Vàng hồi phục do đồng USD suy yếu
Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sở giao dịch chứng khoán New York là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Công ty mẹ của Sở giao dịch chứng khoán New York là Intercontinental Exchange (ICE) – kết quả của sự hợp nhất với Sàn giao dịch Châu Âu Euronext vào năm 2007.
Mặc dù một số chức năng của sàn đã được chuyển sang các nền tảng giao dịch điện tử, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường đấu giá hàng đầu thế giới. Điều đó đồng nghĩa các chuyên gia (được gọi là “Nhà tạo lập thị trường được chỉ định”) sẽ trực tiếp có mặt trên các sàn giao dịch. Mỗi chuyên gia chuyên về một loại cổ phiếu cụ thể, phụ trách mua và bán cổ phiếu trong cuộc đấu giá.
Các chuyên gia này ngày càng chịu sự cạnh tranh từ các sàn giao dịch chỉ sử dụng điện tử. Đây được coi là các sàn có hoạt động hiệu quả hơn, giao dịch nhanh hơn và thể hiện mức chênh lệch giá mua giá bán nhỏ hơn bằng cách loại bỏ các trung gian con người.
Kết luận
Các công ty niêm yết trên NYSE có uy tín lớn do phải đáp ứng các yêu cầu niêm yết ban đầu và tuân thủ các yêu cầu duy trì hàng năm. Để tiếp tục giao dịch trên sàn giao dịch, các công ty phải giữ giá cổ phiếu trên 4 USD.
Các nhà đầu tư giao dịch trên NYSE được hưởng một loạt các biện pháp bảo vệ tối thiểu. Trong các yêu cầu được NYSE ban hành, có hai yêu cầu đặc biệt quan trọng như sau:
- Các kế hoạch thưởng bằng cổ phiếu phải nhận được sự chấp thuận của cổ đông.
- Đa số thành viên ban giám đốc phải độc lập, ủy ban tiền lương phải bao gồm các giám đốc độc lập và ủy ban kiểm toán phải bao gồm ít nhất một người có “chuyên môn về kế toán hoặc quản lý tài chính liên quan”.
Xem thêm: Dầu đi lên khi nhiều quốc gia nỗ lực cắt giảm khí thải carbon
Hậu Dương – Theo investopedia.com