Là người yêu thích công nghệ thông tin, thì hẳn các bạn đã biết cuộc cách mạng Web 1.0 và Web 2.0. Tiếp nối cuộc cách mạng trên, Web 3.0 đã ra đời mang đến sự bùng nổ trên mạng Internet.
Web 3.0 tận dụng công nghệ mới nhất nhằm mang đến sự giao tiếp trên mạng Internet giống với thế giới thực nhất có thể. Dự báo sẽ bùng nổ nền công nghệ tương lai, Web 3.0 vẫn là mảnh đất màu mỡ dành cho những đam mê công nghệ. Vậy Web 3.0 là gì? Cách thức hoạt động cũng như ưu nhược điểm của nó là gì? Tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Cafeforex nhé!
Web 3.0 Là Gì?
Web 3.0 hay là Web 3 chính là thế hệ tiếp nối phát triển của các trang web trên Internet.
Web được xây dựng dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, semantic web, hệ thống blockchain giúp lưu giữ thông tin của bạn được an toàn. Web 3.0 ra đời nhằm mục đích trở thành một trang web tự chủ, thông minh hơn và cởi mở hơn. Web 3.0 kết nối với dữ liệu phi tập trung nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn và cá nhân hóa tốt hơn.
Chính vì vậy, khi tạo ứng dụng Web 3 nghĩa là bạn đang thực hiện trên một blockchain mà mọi người đều truy cập cùng một lúc. Internet sẽ được quản lý bởi AI và thuật toán máy học nên bạn không bị kiểm soát bởi một trung tâm nào cả.
Đặc Điểm Của Web 3 Là Gì?
- Open – được tạo ra bằng phần mềm mã nguồn mở và được hoàn thiện bởi một cộng đồng các nhà phát triển
- Trustless – mạng cung cấp cho người dùng quyền tự do tương tác một cách công khai hoặc riêng tư mà người trung gian không gặp quá nhiều rủi ro, vì vậy dữ liệu đó sẽ “không đáng tin”.
- Permissionless – người dùng và nhà cung cấp đều có thể tham gia mà không cần sự cho phép của tổ chức kiếm soát
- Ubiquitous – Các thiết bị kết nối Internet không còn bị giới hạn ở máy tính hay điện thoại thông minh như ở Web 2.0 và Web 3.0 sẽ cung cấp Internet cho tất cả người dùng ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, đồng thời công nghệ cho phép phát triển thêm nhiều tiện ích thông minh khác.
Phương Thức Hoạt Động Của Web 3.0 Là Gì?
Mục đích tạo ra Web 3 chính là giúp cho các tìm kiếm trên Internet nhanh hơn, dễ dàng hơn, hiệu quả hơn để xử lý nhiều thông tin hoặc tìm kiếm những câu phức tạp trong khoảng thời gian ngắn.
Tất cả thông tin dữ liệu của khách hàng sẽ được ghi lại trong blockchain và Web 3.0 sẽ giúp người dùng có thể sử dụng dữ liệu của mình trên toàn bộ website chỉ với tài khoản duy nhất. Người truy cập có thể thực hiện nhiều giao dịch trên website mà không cần đến sự hỗ trợ của máy chủ trung gian.
Vì không có cơ sở dữ liệu tập trung lưu trữ trạng thái ứng dụng cũng như không có máy chủ web có chưa logic backend. Có một blockchain xây dựng ứng dụng trên một máy có trạng thái phi tập trung và duy trì bởi các nút ẩn danh trên web.
Tính Năng Đặc Biệt Của Web 3.0
Kỳ vọng sẽ bùng nổ trong tương lai, vậy Web 3.0 có tính năng gì khác biệt so với Web 1.0 hay Web 2.0?
- Semantic web (web ngữ nghĩa): là một dạng web nâng cao cho phép máy tính phân tích vô số dữ liệu người dùng bao gồm nội dung, giao dịch và liên kết giữa con người với nhau. Nói đơn giản là các nội dung sẽ được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ ngữ. Do đó, người dùng có trải nghiệm tốt hơn nhờ kết nối các dữ liệu nâng cao.
- AI (Trí tuệ nhân tạo): là trí thông minh do máy móc thể hiện, thông tin được tiếp nhận và xử lý một cách chính xác như con người để mang lại những kết quả tìm kiếm chính xác nhất.
- Đồ họa 3D: Web 3.0 sẽ thay đổi tương lai của Internet mang đến một thế giới mạng 3D giống với thế giới thực hơn, đặc biệt các thiết kế 3D sẽ được ứng dụng khá nhiều để người dùng có cái nhìn mới hơn, sống động hơn.
- Ubiquity (tính phổ biến): Đa dạng thiêt bị điện tử được kết nối với Web 3.0 để người dùng sẽ có thể truy cập Internet bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Giúp người dùng có thể kết nối với các dữ liệu để tìm kiếm thông tin một cách chính xác nhất. Đề cao người dùng quản lý và sử dụng thông tin của mình.
Sự Khác Biệt Của Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0 Là Gì?
Web 1.0
Web 1.0 là thế hệ Internet đầu tiên và uy tín nhất trong những năm 1990 dù bị hạn chế với ít hoặc hầu như không có bất kỳ sự tương tác nào từ người dùng. Việc bình luận trên các bài viết hầu như không có hoặc rất hiếm gặp. Vì là website đời đầu nên hầu như không có thuật toán để sàng lọc các trang Internet khiến người dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, hầu hết các thông tin chủ yếu đến từ thư mục.
- Chỉ có thể dùng để đọc mà không được tương tác
- Đối tượng chủ yếu tập trung vào công ty
- Chỉ được lướt xem trang
- Có được chèn thêm biểu ngữ quảng cáo
Công nghệ của web 1.0:
- HTML
- HTTP
- URL
Web 2.0
Web 2.0 dường như đã mở ra một tương lai mới tươi sáng hơn, có tính tương tác cao hơn nhờ những bước tiến lớn trong công nghệ website, cho phép các công ty xây dựng nền tảng web tương tác như Youtube, Facebook, Wikipedia…Web 2.0 mở đường cho sự phát triển của các mạng xã hội hiện nay và nội dung đều được con người sản xuất, phân phối và chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng với nhau.
- Có thể tương tác đọc và viết
- Đối tượng chính là cộng đồng
- Mục đích là chia sẻ nội dung
- Có quảng cáo tương tác
Những đổi mới của Web 2.0:
- Mobile
- Social
- Cloud
Web 3.0
- Truy cập thông minh, có thể vừa đọc vừa viết
- Đối tượng hướng đến là cá nhân
- Livestream và video phát triển mạnh mẽ
- Hướng đến hành vi người dùng
- Không có trung tâm kiểm soát
Các công nghệ chính của Web 3:
- Mô hình điện toán đám mây phân tán
- Phi tập trung hóa
- AI và máy đọc
- Blockchain
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Web 3.0
Ưu điểm
- Web 3 là web dạng phi tập trung được xây dựng và phát triển trên nền tảng blockchain, không cần thông qua bất kỳ một trung tâm kiểm soát nào
- Người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát quyền sở hữu và quyền riêng tư thông tin cá nhân của mình.
- Bất kỳ ai cũng có thể tham gia Web 3, thông tin và dữ liệu đều do người dùng quản lý và lưu trữ. Người dùng có thể nhận được nhiều bản sao lưu ngay khi máy chủ bị lỗi, vì không bị kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nên Web 3.0 ít có khả năng bị tạm ngưng tài khoản hay bị từ chối các dịch vụ.
- Mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi người dùng đều có thể truy cập vào Web 3.0. Cho phép điện thoại và máy tính truy cập vào các dữ liệu lẫn nhau nếu được đồng bộ hóa để tăng cường thu thập dữ liệu và tiếp cận đến nhiều người dùng. Quy mô tương tác được mở rộng, thanh toán dễ dàng và nguồn thông tin đa dạng, phong phú và đáng tin cậy.
- Người dùng có thể tạo địa chỉ riêng cho mình hoặc tương tác với mạng vì tất cả mọi người đều truy cập mạng blockchain. Và người dùng không thể bị hạn chế giúp họ dễ dàng chuyển tài nguyên, dữ liệu của họ đến với bất kỳ đâu một cách nhanh chóng.
- Đối tượng mà Web 3.0 hướng đến chính là hồ sơ các nhân riêng lẻ cho nhiều nền tảng khác nhau. Người dùng có toàn quyền sở hữu với bất kỳ thông tin nào và một hồ sơ duy nhất sẽ hoạt động trên mọi nền tảng. Người dùng cũng có quyền lựa chọn chia sẻ hồ sơ hoặc bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo hoặc thương hiệu.
- Web 3.0 có hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) giúp lọc ra những thông tin có giá trị từ một cổng thông tin dữ liệu lớn, giúp người dùng tìm kiếm và giải quyết các vấn đề một cách chuyên sâu nhất.
Nhược điểm
- Các thiết bị điện tử ở hệ điều hành cũ sẽ không truy cập được các lợi ích của Web 3.
- Nhiều trường hợp, Web 3.0 có tốc độ xử lý thông tin còn khá chậm, ảnh hưởng đến tiến trình làm việc.
- Thông tin được đăng tải ồ ạt làm loãng thông tin, dẫn đến việc có quá nhiều thông tin rác, thông tin độc hại
- Công nghệ càng thông minh, dễ tiếp cận dẫn đến việc còn nhiều lỗ hổng chưa hoàn toàn được áp dụng rộng rãi. Chưa có luật bảo mật và an toàn trên không gian mạng để bảo vệ người dùng.
- Vì là sự kết hợp các công cụ web cũ và công nghệ mới như AI, blockchain nên việc sử dụng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bản chất phức tạp của Web 3 sẽ làm ảnh hưởng chậm đến sự phổ biến ra toàn cầu.
- Có quá nhiều người tham gia Web 3.0 cũng là nhược điểm vì sự nhiễu loạn thông tin và thông tin độc hại trên không gian mạng.
Ứng Dụng Của Web 3.0
Lợi thế lớn nhất của Web 3.0 chính là khả năng xử lý thông tin cực lớn và giải quyết chuyên sâu các vấn đề mang đến nhiều thông tin hữu ích cho người dùng một cách nhanh nhất.
- Siri: là trợ lý AI bằng giọng nói của Apple đang ngày càng trở nên thông minh hơn và mở rộng khả năng của mình. Siri sử dụng tính năng nhận dạng giọng nói kết hợp với AI để thực hiện các lệnh phức tạp.
- Wolfam Alpha: là một công cụ kiến thức tính toán bằng cách trả lời trực tiếp các câu hỏi của người dùng bằng cách tính toán, khác biệt hoàn toàn so với việc tìm kiếm thông thường. Để trải nghiệm sự khác biệt, các bạn hãy tìm kiếm chung một từ khóa cụ thể giữa Wolfam Alpha và Google nhé!
Các Dự Án Crypto Về Web 3.0
The Graph (GRT)
Biểu đồ là hệ thống lập chỉ mục để tổ chức dữ liệu blockchain để các thành viên có thể lọc và truy vấn. Nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xây dụng và xuất bản API mở được gọi là đồ thị con để có được dữ liệu có sẵn.
Mã thông báo đồ thị là GRT sử dụng để đảm bảo an ninh kinh tế của mạng và GRT là một mã thông báo công việc cho phép quản lý và lập chỉ mục mạng thực hiện các dịch vụ. GRT hỗ trợ trên các nền tảng blockchain như Ethereum, Polkadot, Near, Solana, Fantom, Celo, …
Giá hiện tại là 0,1054 đô la và vốn hóa thị trường khoảng 728 triệu đô la.
Polkadot (DOT)
Là một nền tảng blockchain hay được gọi là công nghệ đa chuỗi, cho phép chia sẻ bất kỳ tài sản nào hay dữ liệu nào trên blockchain. DOT muốn tạo ra một web phi tập trung, là nơi mà người dùng tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ công ty hay tổ chức trung gian nào.
DOT là đồng tiền gốc của Polkadot được sử dụng trong cuộc đấu giá khe cắm parachain để quản trị. Giá hiện tại của Polkadot là 7,79 đô la và nó có vốn hóa thị trường khoảng 7,69 tỷ đô la.
Filecoin (FL)
Filecoin là mạng lưu trữ ngang hàng phi tập trung được xây để đảm bảo thông tin quan trọng của người dùng theo thời gian. Cho phép một công ty duy nhất kiểm soát tính khả dụng của bộ nhớ hoặc giá cả. Bất kỳ tham gia FL để lưu trữ tệp hoặc kiếm tiền bằng các lưu trữ dữ liệu người dùng. Bạn có thể kiếm được nhiều phí giao dịch và mã thông báo nếu như bạn cung cấp càng nhiều dung lượng lưu trữ cho mạng Filecoin.
Giá của Filecoin bây giờ là 5,52 đô la và nó có vốn hóa thị trường khoảng 1,23 tỷ đô la.
Theta Network (THETA)
Theta là một nền tảng phát trực tiếp video tập trung cung cấp các giải pháp về các vấn đề của lĩnh vực phát video truyền thống. Nền tảng này phát trực tuyến video chất lượng cao nhưng chi phí thấp hơn cũng như khuyến khích chia sẻ băng thông và nội dung phi tập trung.
Người dùng có thẻ đặt THETA như một trình xác thực hoặc nút giám hộ để tạo các khối mới và tham gia các hoạt động quản trị của gia thức.
Chainlink (LINK)
Chainlink là một mạng lưới Oracle phi tập trung là nơi trung gian cho các hợp đồng thông minh (Smart Contract) với các dữ liệu bên ngoài, cho phép cung cấp trong chuỗi và ngoài chuỗi blockchain và ngược lại. Chainlink đã và đang giải quyết vấn đề với khả năng kết nối vì Smart Contract không đủ khả năng tương tác nguồn dữ liệu từ blockchain.
Có Nên Đầu Tư Vào Web 3.0
Web 3 đang dần thay thế cho Web 1.0 và Web 2.0, dự báo sẽ trở thành cơn bùng nổ trong giới công nghệ tương lai, chiếm được nhiều sự tin tưởng của người dùng. Thực tế hiện nay, có nhiều công ty, tập đoàn lớn đã bắt tay vào phát triển Web 3.0 từ cơ sở hạ tầng cho tới ứng dụng. Các nhà đầu tư đã chi khoảng 27 tyd USD vào các dự án Web 3.0 chỉ trong năm 2021 – Theo Fortune.
Việc tạo ra công nghệ blockchain được coi là sự khám phá, phát minh ra Internet thứ 2 và người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát thông tin mà không cần phải lo lắng về vấn đề xâm phạm riêng.
Một trong những điểm đặc biệt mà chỉ có ở Web 3.0 chính là xóa bỏ hoàn toàn các bên trung gian, dữ liệu không thể sửa đổi hoặc thao túng, hoạt động 24/7, đồng thời ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI mang đến thế giới Internet giống với thế giới thực nhất có thể.
Nhiều chuyên gia đánh giá cao tiềm năng phát triển của Web 3.0 trong tương lai, tỷ phú Elon Musk cho biết:” Tôi nghĩ rằng khái niệm này hiện đang được đánh giá quá cao. Trong 10, 20 hoặc 30 năm nữa, điều đó thật đáng để chờ đợi”. và năm 2051 sẽ là thời điểm thích hợp nhất và chín muồi nhất dành cho Web 3.0.
Xem thêm: CONSOB của Ý cho bảy trang web ‘lạm dụng’ vào danh sách đen
Kết Luận
Trong tương lai nếu với sự phát triển vượt trội của Web 3 thì người dùng sẽ chủ động hơn trong việc quản lý thông tin và dữ liệu cá nhân của mình và đồng thời có được nhiều trải nghiệm phong phú hơn.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Web 3.0 là gì cũng như ưu nhược điểm và tính năng của web trong thế ký 21 này nhé!
Ra web 3 một cái có nhiều tính năng mớ dữ luôn nói chung là sài ok đó
giờ mới biết Siri là dạng web 3 luôn á đó giờ giờ biết nhiều khi mở Siri nghe giọng cưng xỉu kkkkk
H công nghệ ptrien dữ quá nên giờ web 3 xuất hiện là ai cũng muôn sài thử xem như nào á